Tiểu Luận Tranh Đông Hồ- một nét Kinh Bắc

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tranh Đông Hồ- một nét Kinh Bắc


    LI MỞ ĐẦU

    .Ai về bên kia sông Ðuống
    Cho ta gửi tấm the đen
    Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
    Những hội hè đình đám
    Trên núi Thiên Thai
    Trong chùa Bút Tháp
    Giữa huyện Lang Tài
    Gửi về may áo cho ai ?
    (“Bên kia sông Đuống”- Hoàng Cầm)
    Làng quê Kinh Bắc được biết đến bao đời nay là cái nôi của văn hóa dân gian Việt Nam . Kinh Bắc yên bình với những triền đê quanh co , những cánh đồng rộng rãi và bên dòng sông Đuống êm ả. Kinh Bắc cổ kính lâu đời với những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi cùng các làng nghề truyền thống. Kinh Bắc lại đẹp duyên dáng bên những làn điệu dân ca quan họ.Về với Kinh Bắc là người ta về với chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng Kinh Dương Vương ,hay về với làng gốm Phù Lãng, làng nghề tre trúc Xuân Lai, hội Lim Về với Kinh Bắc người ta cũng không quên ghé qua làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) - vùng đất đã nổi tiếng suốt 5 thế kỷ qua với một dòng tranh dân gian được coi như di sản văn hóa không thể thiếu của người Việt.
    Những nét Kinh Bắc theo thời gian tuy đã có phần mai một nhưng vẫn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về nguồn cội. Làng tranh Đông Hồ- một nét Kinh Bắc ấy từ lâu đã đi vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người dân Kinh Bắc, là vùng đất quê hương của những bức tranh dân gian mang đậm lối sống giản dị mộc mạc của người Việt. Một ngày về với đất Kinh Bắc và với làng tranh Đông Hồ, qua những lời giới thiệu của người làng tranh hiếu khách, tận mắt chứng kiến cách những người nghệ nhân làm ra những bức tranh còn thơm mùi giấy điệp, tôi đã phần nào hiểu được làng tranh Đông Hồ xưa và nay , cùng những nét đặc biệt mà đầy ý nghĩa của dòng tranh dân gian này.
    .Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp .
     
Đang tải...