Tài liệu Tranh chấp về môi trường

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    A. LỜI NÓI ĐẦU 2
    B. NỘI DUNG 2
    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG 2
    1. Tranh chấp môi trường và những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường 2
    II. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 6
    1. Định nghĩa cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 6
    2. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường 6
    3. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường 8
    4. Giải quyết tranh chấp môi trường theo pháp luật Việt Nam 9
    6. Giải quyết tranh chấp môi trường theo pháp luật quốc tế. 14
    7. Mối liên hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp 14
    III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM 15
    A. Tín hiệu tích cực 15
    b. Bất cập của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường tại việt nam 16







    A. LỜI NÓI ĐẦU
    Trong mấy thập kỷ qua, môi trường toàn cầu có xu hướng biến đổi xấu đi. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái ở nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở khắp nơi trên nhiều quốc gia khu vực và toàn trái đất. Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự khai thác môi trường và xả thải vào môi trường một cách tuỳ tiện, bất chấp hậu quả. Vấn đề môi trường từ đó đã được đặt ra khỏi ranh giới của một quốc gia, một dân tộc, trở thành công cuộc của toàn thể cộng đồng quốc tế, của mọi cá thể con người đang tồn tại và từng ngày tác động đến nó.
    Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, áp lực về phát triển bằng mọi cách khiến vai trò của pháp luật trong lĩnh vực này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong khi ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân chưa cao th́ì các quy định về xử lư vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là h́ình thức có tác động lớn tới hành vi của con người.
    Những vi phạm pháp luật về môi trường thường khó phát hiện bởi chính cơ quan chức năng. Trên thực tế vi phạm pháp luật môi trường thường được phát hiện thông qua sự khiếu nại tố cáo của người dân phải chịu hậu quả trực tiếp do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra. Những trường hợp như vậy hiện nay đang diễn ra khá phổ biến. Người dân tìm đến cơ quan chức năng khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật môi trường đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại trong quá trình giải quyết tranh chấp về môi trường.
    Dưới góc độ xã hội học, nguyên nhân sâu xa của tranh chấp môi trường bắt nguồn từ việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên giữa các nhóm xã hội có tác động đối lập nhau về bảo vệ và huỷ hoại môi trường sống. Liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình ấy, các vấn đề về tranh chấp môi trường giữa các nhóm này thường xuyên xảy ra và có xu hướng ngày càng tăng cùng với sự ra tăng dân số, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đồng nghĩa với đó là sức ép ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên. Khi những tranh chấp này dần trở nên bức thiết đối với con người trong việc bảo vệ môi trường sống hiện tại và tương lai, việc đề ra những giải pháp, quy định, quy phạm chung trở nên cần thiết hơn bao giờ hết nhằm giải quyết các tranh chấp.
    Hiện nay, từ quy định của các Điều ước quốc tế cũng như tập quán quốc tế trên thế giới, các quốc gia đã tự xây dựng cho mình hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường. Từ đó, việc giải quyết các tranh chấp môi trường dựa trên cơ sở của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã mang lại những hiệu quả tích cực và có ý nghĩa lớn trong bảo vệ môi trường chung. Tuy nhiên trên thực tế, việc quy định cũng như áp dụng pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau đã dần đến sự thiếu thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp nói trên. Trong khi vấn đề môi trường được xác định là vấn đề chung của cả nhân loại, việc giải quyết tranh chấp cần phải bảo đảm được mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, nhằm tạo ra một chỉnh thể thống nhất từ khâu xây dựng văn bản pháp luật đến việc thực hiện và hướng đến kết quả bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
    Với phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin đề cập đến vấn đề về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường. Trong quá trình nghiên cứu và học tập, kiến thức còn nhiều hạn chế, chúng em không thể tránh được những thiếu sót, mong thầy góp ý và nhận xét để chúng em hoàn thành tốt môn học .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...