Luận Văn Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 12/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Ở nước ta từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra một môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá và phát triển kinh tế trong suốt hai thập kỷ vừa qua. Quá trình đổi mới này cũng đã tạo ra một môi trường hoàn toàn khác cho quan hệ lao động ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bảo đảm việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước nay chỉ còn là câu chuyện quá khứ, sự khác biệt về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động đang trở nên ngày một lớn, điều này đã dẫn đến số lượng các vụ tranh chấp lao động liên tục tăng trong suốt những năm vừa qua.
    Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, số lượng các vụ tranh chấp lao động xảy ra có nguyên nhân là những bất đồng giữa tập thể người lao động và chủ sử dụng lao động về vấn đề lợi ích mà cụ thể là trong việc tập thể người lao động yêu cầu xác lập điều kiện lao động mới (như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động ) có lợi hơn cho họ so với điều kiện làm việc trước đây, đã chiếm tỉ lệ cao và liên tục tăng trong tổng số những vụ tranh chấp lao động đã xảy ra. Đây là một hình thức tranh chấp lao động đặc biệt, đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết riêng cho nó. Tuy nhiên phải đến khi Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Bộ Luật lao động của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 được ban hành thì pháp luật lao động Việt Nam mới thừa nhận tranh chấp lao động tâp thể về lợi ích là một loại hình tranh chấp lao động và đưa ra cơ chế giải quyết riêng cho nó.
    Trong quá trình dự thảo cũng như ban hành những quy định mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội, do đó việc phân tích chi tiết về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, cũng như cơ chế giải quyết của nó là việc làm cần thiết để chấm dứt những tranh cãi xung quanh vấn đề này, đồng thời chúng ta sẽ thấy được nguyên nhân phát sinh tranh chấp và những bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế tranh chấp và giúp việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể được thuận lợi hơn.
    Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích”, làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Với một đề tài yêu cầu kiến thức thực tiễn lớn và mang tính bao quát trong khi đó với điều kiện là một sinh viên, hạn chế về kiến thức, lần đầu tiên tiếp xúc với hoạt động nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót cần bổ sung và sửa chữa. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng môn.



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ 3
    VỀ LỢI ÍCH 3
    1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 3
    2. Đặc điểm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 8
    3. Thực trạng tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở Việt Nam 12
    CHƯƠNG II 16
    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 16
    1. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 16
    2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 19
    3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 21
    4. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 28
    5. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 34
    CHƯƠNG III 36
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 36
    1. Một số giải pháp giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 36
    1.1. Cải thiện hệ thống lương tối thiểu, hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội
    1.2. Thúc đẩy thương lượng tập thể 38
    1.3. phát triển công đoàn doanh nghiệp 39
    1.4. Cuối cùng, chúng ta cũng cần phải giáo dục tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động
    2. Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 40
    KẾT LUẬN 44
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...