Luận Văn Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển 1982

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ NHỮNG KHÁI NỆM 4


    CƠ BẢN TRONG CÔNG ƯỚC BIỂN NĂM 1982.


    1.1. Khái quát về Biển Đông .4


    1.1.1. Vị trí địa lý .4


    1.1.2. Các nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược của Biển Đông 6


    1.2. Những khai niệm cơ bản trong Công ước của Liên hợp quốc 11


    về Luật biển năm 1982.


    1.2.1. Đường cơ sở 11


    1.2.2. Nội thủy và vùng nước quần đảo .17


    1.2.3. Lãnh hải 22


    1.2.4. Vùng tiếp giáp lãnh hải .26


    1.2.5. Vùng đặc quyền kinh tế .26


    1.2.6. Thềm lục địa .28


    1.2.7. Biển cả và vùng - di sản chung của loài người 30


    1.2.8. Quy chế pháp lý của đảo .32


    1.3. Các phương pháp phân định biển tại các vùng biển chồng lấn .34


    1.3.1. Khái niệm phân định biển .34


    1.3.2. Phân định lãnh hải .34


    1.3.3. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 34


    1.3.4. Các phương pháp phân định biển 36


    CHƯƠNG 2. NHỮNG TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG .38


    2.1. Vì sao có những tranh chấp trên Biển Đông 38


    2.1.1. về chính trị .38


    2.1.2. về kinh tế .39


    2.2. Tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với các nước 40


    trên Biển Đông.


    2.2.1. Tuyên bố đường cơ sở của Việt Nam 40


    2.2.2. Tranh chấp giữa Việt Nam với Malaisia 42


    2.2.3. Giữa Việt Nam với Brunei và Philippin .46


    2.2.4. Giữa Việt Nam với Trung Quốc 48


    2.2.5. Phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia 58


    2.2.6. Vùng nước lịch sử Việt Nam - Cambodia 60

    2.2.7. Phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - Thái Lan . 63


    2.3. Các tranh chấp về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 65


    2.3.1. Khái quát tình hình tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .65


    2.3.2. Lập luận lịch sử, pháp lý của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan 71


    CHƯƠNG 3. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG 77


    3.1. Những trở ngại cho việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông 77


    3.1.1. Tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo dẫn đến tranh chấp .77


    các vùng biển lân cận.


    3.1.2. Những quan niệm khác nhau về quy chế đảo .79


    3.1.3. Chủ nghĩa dân tộc gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp 83


    3.2. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) .84


    3.3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước Biển năm 1982 87


    3.3.1. Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán 88


    3.3.2. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải .89


    3.3.3. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế 90


    3.3.4. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế về Luật biển 91


    3.3.5. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa trọng tài .92


    3.4. Quan điểm của người viết về cách giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. 92

    KẾT LUẬN 92

    LỜI NÓI ĐẦU


    Biển Đông với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và vị trí chiến lược của mình đang bị bao phủ bởi nhiều tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia xung quanh. Những tuyên bố này đan xen và chồng lấn lên nhau tạo nên nhiều tranh chấp. Có thể phân biệt thành hai loại tranh chấp chính là: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, quần đảo kéo theo là tranh chấp các vùng biển xung quanh vùng lãnh thổ đó; loại thứ hai là tranh chấp các vùng biển hay thềm lục địa chồng lấn không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.


    Những tranh chấp về các vùng biển hay thềm lục địa chồng lấn không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường chỉ liên quan đến hai hay ba quốc gia trong khu vực. Nhiều tranh chấp dạng này đã được giải quyết thông qua đàm phán để đi đến ký kết các Hiệp định phân định biển như: Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan vào năm 1997, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2000, Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia vào năm 2003 . Những Hiệp định trên cho thấy các quốc gia liên quan có thể sử dụng các nguyên tắc phân định biển để giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua đàm phán. Vì vậy, nhìn chung việc giải quyết chúng tuy không phải là dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn và phức tạp.


    Ngược lại, những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ kéo theo là tranh chấp các vùng biển xung quanh vùng lãnh thổ đó thì đang cho thấy đây là loại tranh chấp rất phức tạp, liên quan đến nhiều bên, hiện đang gặp phải bế tắc trong việc tìm biện pháp giải quyết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây xung đột. Trong quá khứ, Trung Quốc là một bên trong tranh chấp đã từng bất chấp cả luật pháp quốc tế và dư luận thế giới, sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Câu hỏi được đặt ra là liệu trong tương lai, vũ lực có còn được sử dụng? Xung đột có còn xảy ra hay không? Xung đột sẽ không còn xảy ra, vũ lực sẽ không bao giờ được sử dụng nữa nếu như tất cả các bên trong tranh chấp tuân thủ các nguyên tắc, các quy định của luật pháp quốc tế và tìm ra được giải pháp mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình.


    Nếu như các tranh chấp trên Biển Đông càng kéo dài mà không được giải quyết thì chủ nghĩa dân tộc ở mỗi quốc gia sẽ ngày càng tăng lên do sự tích tụ hận thù từ các va chạm trên biển hay do sự tuyên truyền đôi khi đi quá giới hạn cần thiết của các phương tiện truyền thông. Chủ nghĩa dân tộc gia tăng sẽ gây cản trở rất lớn đến các quyết định chính trị, chính phủ khó có thể thỏa hiệp được khi đàm phán đi vào giải pháp hay có thể khiến cho các tuyên bố chủ quyền ngày càng trở nên mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Đe các tuyên bố của mình không trở thành các tuyên bố sáo rỗng, không có khả năng thực thi, quốc gia tuyên bố sẽ tiến hành tăng cường sức mạnh quốc phòng của mình, điều này gây nên sự lo ngại rất lớn đối với các bên tranh chấp còn lại và rất có thể sẽ tạo nên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, hay một số quốc gia buộc phải tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ các cường quốc bên ngoài khu vực nhằm đối trọng lại sức mạnh của một hay nhiều bên trong tranh chấp. Tất cả những điều nêu trên sẽ làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp, tăng nguy cơ xảy ra xung đột và gây nên rất nhiều khó khăn cho việc tìm giải pháp giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia về Luật biển, cũng như các cuộc hội thảo về tranh chấp ở Biển Đông đã được tổ chức với mong muốn duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và nhanh chóng tìm ra giải pháp để giải quyết các tranh chấp. Cũng với mong muốn đó mà người viết đã chọn đề tài Tranh chấp trên Biển Đông giải quyết theo Công ước Biển năm 1982 để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp ở bậc cử nhân ngành Luật của mình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những tranh chấp giữa Việt Nam với các nước trên Biển Đông.


    Người viết sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu mà mình thu thập được nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về Biển Đông cùng với những tranh chấp ở bên trong nó; vì sao có những tranh chấp đó?; tranh chấp nào đã, đang hay chưa được giải quyết?; trở ngại cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là gì? . Qua đó, người viết mong muốn mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về tình hình tranh chấp ở Biển Đông hiện nay. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích luật viết để phân tích và nghiên cứu các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nhằm tìm ra các phương pháp và giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.


    Phần nội dung của luận văn bao gồm ba chương như sau:


    - Chương 1: ở phần thứ nhất của chương 1, người viết trình bài khái quát về Biển Đông và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng với vị trí chiến lược của nó. Chính nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị trí chiến lược này cũng là một phàn nguyên nhân tạo nên nhiều tranh chấp trên Biển Đông; ở phần thứ hai của chương 1, người viết trình bài những khái niệm cơ bản trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, những khái niệm này chính là cơ sở để xác định các vùng biển của mỗi quốc gia; ở phần thứ ba của chương 1, người viết trình bài khái quát về những phương pháp phân định biển tại các vùng biển chồng lấn mà nhiều quốc gia hay các cơ quan tài phán quốc tế thường áp dụng để giải quyết các tranh chấp về các vùng biển chồng lấn, những phương pháp này cũng có thể áp dụng cho những tranh chấp ở Biển Đông.


    - Chương 2: ở phần thứ nhất của chương 2, người viết trình bài một số lý do dẫn đến những tranh chấp trên Biển Đông; ở phần tiếp theo của chương 2, người viết trình bài khái quát những tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực; ở phần thứ ba của chương 2, người viết trình bài về những tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thông qua chương 2, người viết mong muốn mang đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về tình hình tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.


    - Chương 3: ở phần thứ nhất của chương 3, người viết trình bài về những trở ngại cho việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, chính những trở ngại này khiến cho các tranh chấp kéo dài và trở nên khó giải quyết; ở phần thứ hai của chương ba, người viết trình bài và phân tích về bước đi tích cực mà các bên tranh chấp đã đạt được đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ở phàn thứ ba của chương 3, người viết trình bài về các phương pháp giải quyết tranh chấp theo Công ước Biển năm 1982, qua đó lý giải vì sao cho đến nay, đàm phán vẫn là phương pháp giải quyết tranh chấp duy nhất mà các bên chấp nhận; ở phần cuối cùng của chương 3, người viết trình bài quan điểm của mình về cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp mà theo quan điểm của người viết thì đó là giải pháp khả thi nhất cho tình hình tranh chấp hiện nay.


    Thông qua đề tài nghiên cứu này, người viết mong muốn góp thêm một viên gạch nhỏ vào ngôi nhà chung nghiên cứu về những tranh chấp trên Biển Đông nhằm duy trì hòa bình, ổn định và và nhanh chóng tìm ra giải pháp để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, người viết nhận thức được rằng với quỹ thời gian và kiến thức có phần còn hạn chế của mình, nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi về nội dung cũng như hình thức của luận văn từ thầy, cô và những người đọc khác. Từ đó, người viết sẽ rút ra được những bài học để bổ sung vào vốn kiến thức và kỷ năng của mình. Người viết xin kính gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô đã tận tình truyền dạy kiến thức cho mình trong suốt những năm học đại học. Vì chính nhờ những kiến thức được thầy cô truyền dạy mà người viết mới có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp ở bậc cử nhân ngành luật của mình. Xin cảm ơn thầy, cô!
     

    Các file đính kèm:

    • 62-.rar
      Kích thước:
      47.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...