Tiểu Luận tranh chấp thương mại và giải quyết bằng trọng tài thương mại ( 9 điểm)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A, Lời mở đầu.
    Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hợp đồng thương mại. Trong điều kiện kinh tế thị trường đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại thì tranh chấp thương mại xuất hiện như một hiện tượng kinh tế-xã hội tất yếu. Để giải quyết những tranh chấp này có bốn phương thức chủ yếu trong đó trọng tài là một phương thức thể hiện được nhiều ưu thế. Song thực tiễn áp dụng ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
    B, Nội dung.
    I, Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại và trọng trài thương mại.
    1.1, Giải quyết tranh chấp thương mại.
    1.1.1, tranh chấp thương mại.
    Theo luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, chủ yếu là hoạt động của thuonwg nhân được gọi là tranh chấp thương mại.
    Hiểu một cách khái quát thì tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại thì tranh chấp thương mại xuất hiện nhu một hiện tượng kinh tế- xã hội tất yếu.

    1.1.2, Phương thức giải quyết tranh chấp.
    Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án.
    Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của bên thứ ba theo các nguyên tắc đã được pháp luật quy định như tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, giải quyết công khai thể hiện được tính tự do trong thỏa thuận. Đồng thười quyết định của trọng tài cũng được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế khi được pháp luật bảo đảm thi hành.
    1.2, Trọng tài thương mại.
    1.2.1, Khái niệm trọng tài thương mại.
    Theo từ điển tiếng Việt trọng tài là tài phán trung laapjhay người thứ ba được cử làm trung gian phân xử, giải quyết tranh chấp.
    Trong khoa học pháp lý, khái niệm ttrong tài được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng hai phương ndieenj chủ yếu được nhắc tới là xem trọng tài như một thiết chế giải quyết tranh chấp hoặc trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp.
    Theo khoản 1 điều 3 LTTTM 2010 thì “trong tài thương mại là mottj phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy đinh của luật này”
    Tuy có nhiều nhận định khác nhau về trọng tài thương mại song nhìn chung có thể đánh giá ttrongj tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp phi chính phủ, thông qua hoạt động của các trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, được các bên có tranh chấp tin tưởng lựa chọn.
    1.2.2, đặc điểm của trọng tài thương mại.
    Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài thương mại có những đặc điểm sau:
    Một là, tranh chấp giải quyết bằng trọng tài thương mại luôn có sự tham gia của bên thứ ba là một hội động trọng tài hay một trọng ài viên duy nhất do các bên thỏa thuận lựa chọn đóng vai trò là trung gian giữa hai bên, phán xét một cách công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
    Hai là, trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trọng tài viên và các bên đương sự pải tuyệt đối tôn trong và tuôn thủ theo đúng trình tự, thủ tục nêu tại LTTTM 2010 và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài quy định.
    Ba là, phán quyết cuối cùng của trọng tài đưa ra là sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán.
    1.2.3, các hình thức trọng tài.
    Hiện nay, trọng tài thương mại ở các nước nói chung tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thương trực.
    a) trọng tài vụ việc.
    trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài hình thành trên sự thỏa thuận của các bên để giải quyết tranh chap. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại trong thời gian giải quyết tranh chấp, sau khi tranh chấp được giải quyết trọng tài vụ việc sẽ chấm dứt.
    cơ cấu tổ chức của trọng tài vụ việc nhìn chung rất đơn giản và linh hoạt. trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trưc, không có bộ máy điều hành thường xuyên, liên tục và thậm chí không có danh sách trọng tài viên riêng.
    Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Do vậy khi đưa ra vụ tranh chấp để giải quyết các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ quy tắc tố tục phổ biến nào, mà thông thường là quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài uy tín ở trong nước và trên quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...