Tiểu Luận Tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
    NỘI DUNG





    LỜI MỞ ĐẦU 2
    1. TÌNH HUỐNG 1: TRANH CHẤP DO KHÔNG MỞ THƯ TÍN DỤNG (L/C) ĐỂ THANH TOÁN TIỀN HÀNG 3
    1.1. Các bên: 3
    1.2. Các vấn đề được đề cập: 3
    1.3. Tóm tắt vụ việc: 3
    1.4. Phán quyết của trọng tài: 4
    1.5. Bình luận và lưu ý: 5
    2. TÌNH HUỐNG 2: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THƯ TÍN DỤNG KHÔNG HUỶ NGANG 5
    2.1. Các bên: 5
    2.2. Các vấn đề được đề cập: 5
    2.3. Tóm tắt vụ việc: 6
    2.4. Phán quyết của trọng tài: 7
    3. TÌNH HUỐNG 3: TRANH CHẤP XẢY RA TRONG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 9
    3.1. Tóm tắt nội dung vụ việc: 9
    3.2. Ngân hàng biết thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án hay thông lệ quốc tế. 13
    KẾT LUẬN: 17
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong tiến trình phát triển chung của kinh tế thương mại, việc cạnh tranh đôi khi dẫn đến khả năng tranh chấp, kiện tụng giữa các doanh nghiệp (DN) là điều khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt số vụ tranh chấp giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Đã có thời gian, Hiệp hội Chế biến & XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cảnh báo về việc đối tác nhập khẩu lợi dụng lòng tin của DN xuất khẩu Việt Nam quỵt nợ thông qua việc mua hàng trả chậm. Điển hình và vụ Công ty Klion Co., Ltd. (Panama) nhập hàng thủy sản Việt Nam theo phương thức đặt cọc 5% sau khi ký hợp đồng, 20% sau khi hàng tới cảng, 15% sau khi giải phóng hàng và 40% còn lại sau 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Sự chây ì được kéo dài hàng năm trời với số nợ lên tới hàng triệu USD. Công ty Treasure Group LTD (Hồng Kông) cũng tái diễn phương thức trả chậm, lẩn tránh trả khoản nợ DN thủy sản Việt Nam hàng chục nghìn USD nhiều năm trời với muôn vàn lý do: thị trường giảm sút, chưa huy động được tiền mặt, tiền bán hàng.
    Một câu hỏi được đặt ra tại sao DN trong nước dễ thua? Trả lời cho “quả đắng” này có muôn vàn lý do nhưng chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề: Một là DN trong nước thiếu nền tảng pháp lý; hai là chưa có kinh nghiệm xử lý tranh chấp. Hoạt động thực tế trên thị trường giữa DN trong nước với các đối tác nước ngoài bộc lộ rõ nhất sự yếu kém dẫn đến chủ quan của DN Việt Nam. Bắt nguồn từ hạn chế của DN, sự hiểu biết chưa đầy đủ về hệ thống pháp luật lẫn chính sách của nước ngoài, pháp luật và thông lệ quốc tế. Đôi khi chính các DN vì thấy lợi nhuận trước mắt mà không chịu tìm hiểu kỹ trước khi ký hợp đồng.
    Các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật cũng như thông lệ, điều ước, tập quán quốc tế về thanh toán nói riêng để có thể tránh được những rủi ro bất lợi trên. Nhóm xin đi vào phân tích 3 tình huống tranh chấp trong hoạt động thanh toán quốc tế để phần nào rút ra được kinh nghiệm cho chính mình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...