Tiểu Luận Tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

    ---o0o---

    TIỂU LUẬN
    GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    ĐỀ TÀI: “Tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế”

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 2
    I. Các khái niệm chung. 4
    1. Tranh chấp thương mại 4
    2. Các tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế. 4
    3. Các phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp. 4
    3.1 Thương lượng. 4
    3.2 Hòa giải 5
    3.3 Tòa án. 5
    3.4 Trọng tài 6
    II. Một số tình huống tranh chấp cụ thể trong thực tiễn. 7
    1. Vấn đề về quy định điều khoản trọng tài 7
    2. Vai trò của Toà án đối với các hoạt động của TTTT thương mại:. 10
    3. Vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài 11
    III. Bài học kinh nghiệm . 12
    KẾT LUẬN 16
    Tài liệu tham khảo. 17



    LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, ngoại thương đóng vai trò khá quan trọng, đó là động lực phát triển kinh tế và là một khâu trọng yếu được Đảng, Nhà nước quan tâm một cách thiết thực. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên qui mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên minh, hợp tác thì trao đổi hàng hoá đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, để hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên và hợp đồng ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
    Hợp đồng mua bán Ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán Ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu:
    - Chủ thể của hợp đồng
    - Đối tượng của hợp đồng
    - Đồng tiền thanh toán
    Và chính bởi tính chất “quốc tế” này mà việc ký kết hợp đồng ngoại thương đôi khi xảy ra những xung đột, tranh chấp do mỗi quốc gia đều có những luật về hợp đồng trong giao dịch thương mại khác nhau. Đứng trước tình hình đó, việc nắm rõ kiến thức về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để phòng ngừa và đối mặt với những rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không những bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, mà còn giúp doanh nghiệp ngăn ngừa các hành vi lừa đảo, các tranh chấp không đáng có gây tổn thất về cả vật chất và uy tín trên thị trường, đồng thời tránh được những rủi ro do xung đột pháp lý hay thiếu hiểu biết về pháp luật gây ra.
    Nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, chúng em đã chọn đề tài: “Tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế” cho bài tiểu luận của mình. Trong nội dung nghiên cứu của mình, chúng em đề cập đến một số tranh chấp điển hình và ví dụ thực tiễn về tranh chấp liên quan đến điều khoản trọng tài trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế ở Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp.
    Mặc dù bản thân nhóm đã có sự chuẩn bị và chủ động trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, nhưng do hạn chế về vốn kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn nên bài tiểu luận của chúng em có thể có những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo để hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...