Tiến Sĩ Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta -

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu 6
    1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu 14
    1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 16
    1.2.1. Cơ sở lý thuyết 16
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
    1.2.3. Về hướng tiếp cận của đề tài 23
    Kết luận chương 1 24

    Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM 26
    2.1. Các khái niệm: Quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai 27
    2.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất 27
    2.1.2. Khái niệm tranh chấp đất đai 34
    2.2. Tranh chấp đất đai: Đặc điểm và phân loại 41
    2.2.1. Đặc điểm của tranh chấp đất đai 42
    2.2.2. Phân loại tranh chấp đất đai 44
    2.3. Nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp đất đai 48
    2.3.1. Nguyên nhân của tranh chấp đất đai 48
    2.3.2. Hậu quả của tranh chấp đất đai 51
    2.4. Tình hình tranh chấp đất đai hiện nay và dự báo diễn biến về tình hình tranh chấp trong thời gian tới 52
    2.4.1. Tình hình tranh chấp đất đai hiện nay 52
    2.4.2. Dự báo diễn biến về tình hình tranh chấp đất đai trong thời gian tới 55
    Kết luận chương 2 58

    Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 61
    3.1. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 62
    3.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 62
    3.1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 68
    3.1.3. Các yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án; căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án nhân dân 70
    3.1.3.1. Các yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 70
    3.1.3.2. Căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án nhân dân 72
    3.2. Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án và thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 3.2.1. Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 75
    3.2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án 82
    Kết luận chương 3 96

    Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM, NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁT SINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 98
    4.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam 98
    4.1.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 98
    4.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã bị giải thể 115
    4.1.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước 120
    4.1.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất nhưng nhờ người khác đứng tên hộ 125
    4.1.5. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất 131
    4.1.6. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ 135
    4.1.7. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 139
    4.1.8. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc các trường hợp khác 142
    4.2. Những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta 148
    4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai nhìn từ góc độ áp dụng pháp luật 153
    4.3.1. Giải pháp về xây dựng pháp luật 153
    4.3.2. Giải pháp về hướng dẫn thi hành pháp luật 157
    4.3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp 179
    Kết luận chương 4 183
    KẾT LUẬN 184
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 188
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia.
    Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng người dân khiếu kiện ngày càng đông là vấn đề rất đáng được quan tâm. Tranh chấp đất đai phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội như: Làm đình đốn sản xuất, tổn thương đến các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến phong tục đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, gây ra sự mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tranh chấp đất đai kéo dài nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ dễ dẫn đến “điểm nóng”, bị kẻ xấu lợi dụng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu tranh chấp đất đai và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.
    Kể từ khi Hiến pháp 1980 ra đời thì ở nước ta chỉ còn lại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất - đó là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu [36]. Nhìn chung, trong thời gian qua các quy định của pháp luật về đất đai đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh, bảo vệ có hiệu quả chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, góp phần đáng kể vào việc đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, khai thác đất đai ngày càng có hiệu quả và tiết kiệm hơn. Bộ luật Dân sự năm năm 1995 đã bước đầu thiết lập cơ chế để giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. Luật Đất đai năm 2003 thay thế cho Luật Đất đai năm 1993 và Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 1995 đã phần nào giải quyết được những hạn chế trong việc đảm bảo thực hiện quyền của người sử dụng đất - một trong những quyền cơ bản mang tính đặc thù được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Mặc dù vậy, hiện nay ở nước ta các văn bản pháp luật điều chỉnh việc tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai có nhiều nhưng chưa thực sự đồng bộ; nhiều quy định không phù hợp với đời sống xã hội, có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau nhưng lại chậm được sửa đổi bổ sung v.v . làm cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn và có phần kém hiệu quả.
    Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tranh chấp đất đai ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Mỗi năm, toà án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai. Nhìn chung, ngành toà án nhân dân đã giải quyết thành công một số lượng lớn các vụ tranh chấp về đất đai, chất lượng xét xử ngày càng cao, phần nào bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội và công dân. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều lúc, nhiều nơi hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn, trong đó có cả yếu tố khách quan như: Pháp luật chưa thực sự đồng bộ; nhiều quy định không phù hợp với đời sống xã hội, có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau nhưng lại chậm được sửa đổi bổ sung . và yếu tố chủ quan như: Đội ngũ những người tiến hành tố tụng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tính chất đặc thù của các vụ tranh chấp đất đai; chậm khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp đất đai; trình độ chuyên môn của một số thẩm phán còn hạn chế, v.v . Trong khi đó, trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì toà án nhân dân là một trong những cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp đất đai, có vai trò ngày càng quan trọng, đã và đang có nhiều đóng góp đáng kể. Vì vậy, qua nghiên cứu tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đất đai hiện hành để giải quyết các tranh chấp về đất đai tại tòa án nhân dân nhằm phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót, bất cập của hệ thống pháp luật và từ đó đưa ra được những kiến nghị, các giải pháp giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những điều chỉnh phù hợp, góp phần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập hiện nay là việc làm mang ý nghĩa to lớn.
    Mặt khác, để góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai cũng như nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ở nước ta, cần có những công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về các vấn đề này. Đây là việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cấp thiết. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về vấn đề tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta.
    Xuất phát từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên thì việc nghiên cứu đề tài “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta” là một nhu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
    Đề tài “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta” có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam.
    Để đạt được mục đích nói trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:
    - Làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án. Cụ thể là, nghiên cứu làm rõ khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án cũng như các khái niệm khác có liên quan, để từ đó phân tích đặc điểm của tranh chấp đất đai, phân loại tranh chấp đất đai, nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp đất đai và xác định vai trò giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án.
    - Nghiên cứu các yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án; căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án, từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án hiện nay.
    - Nêu các phương hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể, thích hợp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, giúp các cơ quan chức năng nói chung và tòa án nói riêng giải quyết các tranh chấp này một cách có hiệu quả, tránh việc khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

    3. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Luận án có đối tượng nghiên cứu là: Các văn bản quy phạm pháp luật nội dung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai qua các thời kỳ lịch sử khác nhau; thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta thông qua một số vụ án cụ thể trong những năm gần đây.

    4. Những điểm mới của luận án

    Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án; đưa ra quan niệm về quyền sử dụng đất, qua đó làm rõ bản chất pháp lý của tranh chấp đất đai; các hình thức giải quyết tranh chấp; xác định được các yếu tố chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án; căn cứ đánh giá hiệu quả và các yếu tố quyết định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án nhân dân.
    Thứ hai, luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khách quan thực trạng các quy định của pháp luật nội dung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật đất đai để giải quyết các tranh chấp đất đai tại tòa án nước ta. Đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật đất đai và việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam để làm cơ sở hoàn thiện pháp luật về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam, đảm bảo công bằng và ổn định xã hội.
    Thứ ba, luận án đã đề ra được phương hướng và các giải pháp đồng bộ và cụ thể để khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta nhằm đảm bảo hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án trong tình hình hiện nay.

    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Có thể coi luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường tòa án thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật để xét xử các tranh chấp về đất đai. Những kết luận và đề xuất, kiến nghị mà luận án nêu ra đều có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy, chúng có giá trị tham khảo trong việc sửa đổi pháp luật.
    Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác xét xử các tranh chấp về đất đai trong hệ thống tòa án nhân dân.

    6. Bố cục của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo luận án có 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp đất đai ở Việt Nam.
    Chương 3: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai, về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai và thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam.
    Chương 4: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở Việt Nam, những vướng mắc phát sinh và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nhìn từ góc độ áp dụng pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...