Luận Văn Tranh chấp biển Đông và vai trò của Liên hợp quốc

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tranh chấp biển Đông và vai trò của Liên hợp quốc
    Giới thiệu chung

    Ngày 10/3/2009, Tổng thống Philippines ký ban hành Luật Cộng hoà 9522 về đường cơ sở - một ranh giới biển có ý nghĩa gần như biên giới trên bộ [1]. Luật này không đưa Trường Sa của Việt Nam vào bên trong đường cơ sở, nhưng đưa phần lớn các đảo Trường Sa vào quy chế đảo của Philippines.
    Trước đó, vào ngày 18/2/2009, sau khi Quốc hội Philippines phê chuẩn luật này, Trung Quốc đã phản đối Philippines, đồng thời khẳng định yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo này. Ngày 19/02/2009, Việt Nam phản đối Philippines, tái khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa và nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về cách giải quyết tranh chấp. Đáp lại phản đối từ Trung Quốc và Việt Nam, Philippines đề nghị đưa tranh chấp ra Liên hiệp quốc (LHQ).
    Trung Quốc luôn luôn phản đối việc quốc tế hoá và chỉ chấp nhận đàm phán song phương cho các tranh chấp trên Biển Đông. Việc áp dụng đàm phán song phương cho các tranh chấp đa phương là một điều bất hợp lý, khó mang lại sự công bằng cho các bên.
    Rõ ràng, mục đích của đòi hỏi đàm phán song phương là chiến lược bẻ đũa từng chiếc, và mục đích của đòi hỏi không quốc tế hoá tranh chấp là đối phó với các nước yếu hơn. Thêm nữa, yêu sách của Trung Quốc về ranh giới lưỡi bò ảnh hưởng quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới, nên quốc tế hoá tranh chấp là điều bất lợi cho Trung Quốc.
    Năm 1932, khi Pháp đề nghị đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Toà án Quốc tế, Trung Quốc đã từ chối. Khi Trung Quốc chiếm một số đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 và Việt Nam cố gắng đưa tranh chấp ra Hội đồng Bảo an, Trung Quốc đã dùng vị trí thành viên thường trực để cản trở mọi sáng kiến của Hội đồng[2].
    Đối với Việt Nam, quốc tế hoá tranh chấp -mà một trong những cách quan trọng là đưa ra LHQ - là cần thiết để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Nó cũng vận động được sự tham gia các nước muốn bảo vệ quyền lợi của họ trước đe doạ từ ranh giới lưỡi bò – vốn cũng là một đe dọa rất lớn đối với Việt Nam.
    Đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp ra LHQ là một cơ hội tốt cho Việt Nam nhằm quốc tế hoá tranh chấp. Xác suất việc Việt Nam chấp nhận đề nghị của Philippines “làm tổn hại quan hệ Việt-Trung” sẽ thấp hơn nếu như Việt Nam đề nghị điều này. Do vậy, Việt Nam nên chấp nhận đề nghị của Philippines[3].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...