Luận Văn Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TRONG DOANH NGHIỆP

    1.1. TSCĐHH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐHH:
    1.1.1. TSCĐHH và đặc điểm TSCĐHH:
    1.1.1.1. Khái niệm TSCĐHH
    Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC, điều 3:
    Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được.
    TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
    Theo chuẩn mực kế toán VN số 03-TSCĐHH quy định:
    TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH
    1.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐHH
    Theo chuản mực kế toán VN số 03-TSCĐHH :
    Các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn như sau:
    a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sản xuất tài sản đó;
    b/ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
    c/ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
    d/ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành;
    Tiêu chuẩn giá trị TSCĐ luôn thay đổi tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định; tiêu chuẩn thời gian hầu như không thay đổi.
    TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi về giá trị, theo quyết định 206/QĐ ngày 12/12/2003-BTC quy định phải có 2 điều kiện sau:
    - Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
    - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
    TSCĐHH cũng là TSCĐ, do đó ngoài việc phải đảm bảo đầy đủ 4 tiêu chuẩn nói trên, TSCĐHH mang những đặc điểm sau:
    - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái ban đầu
    - TSCĐHH bị hao mòn dần và đối với TSCĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị của chúng dịch chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Những TS dùng cho hoạt động khác như :hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của chúng bị tiêu hao dần dần trong quá trinh sử dụng.
    1.1.2. Yêu cầu quản lý TSCĐHH.
    TSCĐHH thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số TS và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xác định 1 TS có được ghi nhận là TSCĐHH hay là một chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
    Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì thế theo QĐ206-BTC, quản lý TSCĐ phải theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
    -Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác.
    -Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán & đơn vị sử dụng.
    -TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, sổ khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán.
    -Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
    1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐHH.
    Để đáp ứng các yêu cầu quản lý TSCĐHH trong doanh nghiệp, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:
    - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư và bảo quản TSCĐ.
    - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.
    - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
    - Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết.Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
    - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH. Mở các sổ kế toán, thẻ khi cần thiết & hạch toán TSCĐHH đúng chế độ quy định.

    1.2 MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐHH.
    1.2.1 Phân loại:
    1.2.1.1 Sự cần thiết phải phân loại TSCĐHH.
    Phân loại TSCĐHH là việc sắp xếp các TSCĐHH trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐHH có cùng tính chất, đặc điểm theo một tiêu thức nhất địn
     
Đang tải...