Thạc Sĩ Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc thái huyện thường xuân - thanh hóa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Lan Chip, 22/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Dân tộc Thái có dân số khá đông trong bản danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê ngày 1 - 4 - 1999, dân số tộc người Thái trong cả nước là 1.200.000 người, trong đó người Thái Thanh Hoá chiếm 209.806 người, bằng 21% dân số người Thái trong cả nước [64; tr60]. Người Thái ở Thanh Hoá sinh sống tập trung ở khu vực miền núi phía tây nam gồm các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân và một số huyện đồng bằng, ven biển như Triệu Sơn, Tĩnh Gia Tộc người Thái gồm hai ngành là Thái đen và Thái trắng cư trú phân tán ở nhiều địa phương tạo nên những sắc thái văn hoá phong phú và đa dạng.
    Văn hoá Tày - Thái là một trong nền văn hoá có lịch sử lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu dân tộc Thái không chỉ là vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia, mà nó còn trở thành đề tài được nhiều hội nghị khoa học về Thái được thế giới quan tâm. Một trong những giá trị văn hoá mang đặc trưng tộc người của cộng đồng Thái được nghiên cứu quan tâm đó là trang phục.
    Do phân bố trên địa bàn rộng, định cư ở các sườn núi và bồn địa giữa núi, văn hoá Thái chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hoá từ nhiều hướng khác nhau trong quá trình cộng cư với các dân tộc lân cận. Điều đó dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm địa phương vốn có chung một nguồn gốc. Vì vậy, muốn nghiên cứu toàn diện và có hệ thống văn hoá Thái không chỉ nghiên cứu riêng nhóm Thái ở một nơi mà phải chú ý nghiên cứu ở một số nơi khác. Nhóm Thái ở Thường Xuân - Thanh Hoá đang còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hoá truyền thống của tộc người. Nếu như các ngành Thái ở Tây Bắc nước ta được giới nghiên cứu quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu thì nhóm Thái ở huyện Thường Xuân chưa được nghiên cứu đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu trang phục Thái ở Thường Xuân là một việc làm có tính cấp thiết. Việc nghiên cứu này sẽ góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của tộc người Thái ở Thanh Hoá.

    1.2. Tìm hiểu về trang phục nhóm Thái Thường Xuân Thanh Hoá là giải mã những dung lượng thông tin của văn hoá Thái “ẩn chứa bên trong nó”- đó là cuộc sống gần cuộc sống gần gũi của đồng bào Thái với thiên nhiên (điều này được thể hiện trên các hoa văn của trang phục phụ nữ Thái, nó thể hiện sự quan sát tinh tế của người phụ nữ Thái trong cuộc sống), là một trong những con đường giúp chúng ta dựng lại cuộc sống cổ truyền của người Thái. Vì vậy, qua nghiên cứu trang phục của người Thái Thường Xuân Thanh Hoá, chúng ta sẽ có cơ sở để hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn sắc thái văn hoá mang tính địa phương của cộng đồng người Thái Việt Nam nơi đây.
    1.3. Việc nghiên cứu trang phục của nhóm Thái Thường Xuân còn giúp cho chúng ta có thể dựng nên bức tranh về trang phục của phụ nữ Thái thường sử dụng trong đời sống xã hội, tạo cơ sở cho các bảo tàng có thêm nguồn tư liệu tham khảo khi lập bảo tàng trưng bày về trang phục.
    1.4. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, những sản phẩm của nền kinh tế thị trường như quần áo may sẵn, vải vóc các loại đang hàng ngày hàng giờ len lỏi vào từng hang cùng ngõ hẻm của núi rừng và đang có nguy cơ cuốn đi những giá trị văn hoá truyền thống của nhiều tộc người, trong đó có người Thái Thường Xuân. Chính vì thế, việc nghiên cứu về trang phục cổ truyền của người phụ nữ Thái Thường Xuân còn nhằm góp phần sưu tầm, gìn giữ và giới thiệu trang phục của người Thái trong bộ sưu tập trang phục truyền thống của 54 tộc người Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết.

    1.5. Trang phục của người Thái ở Thanh Hoá là một khoảng trống trong nghiên cứu cơ bản và trong hoạt động phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phương hay tộc người. Vì vậy, việc sưu tầm, trưng bày để giới thiệu với công chúng về những giá trị độc đáo của trang phục người Thái Thường Xuân là một yêu cầu cấp thiết cần được triển khai để nhằm giúp cho mọi người có thêm hiểu biết về tính đa dạng trong văn hoá Thái của nước ta. Năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII đã họp và thông qua nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại hội nghị này, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra những yếu kém và sự tụt hậu trong sự phát triển văn hoá dân tộc ở nước ta trong thời gian qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm phát triển văn hoá trong thời gian tới. Nghị quyết cũng chỉ rõ “ Hết sức coi trọng bảo tồn, thừa kế, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể ”. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài: “Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện Thường Xuân (Thanh Hoá)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Ở Thanh Hoá, nhóm Thái Thường Xuân là một trong những nhóm Thái tiêu biểu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về người Thái ở đây chưa được quan tâm đúng mức. Từ trước đến nay hầu như chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về văn hoá Thái Thường Xuân. chỉ có một số công trình viết về Thái Tây bắc có nhắc đến người Thái Thanh Hoá, nhưng chỉ dừng ở mức độ so sánh, liên hệ một cách sơ lược. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có một số bài viết, đề tài khoá luận tìm hiểu về người Thái Thường Xuân nói riêng và người Thái Thanh Hoá nói chung. Đề tài: “Đôi nét về nông nghiệp ruộng nước của người Thái ở xã Vạn xuân huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hoá”của sinh viên Tô Sỹ Hoà. “Sơ bộ về khảo sát ma chay cổ truyền của dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hoá” của sinh viên Lê Thị Thanh. “Những chuyển biến của người Thái xã Bát Mọt, Thường Xuân, Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay”của sinh viên nguyễn Xuân Hồng. “Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở huyện Thường Xuân - Thanh Hoá” của sinh viên Lê Huy Duy hay đề tài “Tìm hiểu các tục lệ cưới xin của người Thái ở xã Xuân lẹ - huyện Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hoá” của sinh viên Hoàng Thị Ánh hoặc gần đây nhất có công trình nghiên cứu khoa học và đạt giải ba cấp bộ của Cầm Bá Phượng - sinh viên khoa văn trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá với đề tài: Tìm hiểu văn hoá ẩm thực và trang phục của dân tộc Thái Thanh Hoá. Vào năm 2001, tác giả Vương Anh đã cho ra đời tác phẩm: Tiếp cận văn hoá bản Thái xứ Thanh. Trong tác phẩm này, tác giả đã có những bài viết về nét đẹp trên trang phục của người Thái Thường Xuân như bài : Hoa văn trên sản phẩm dệt thêu Thái; Hoa văn Thái huyện Thường Xuân; Kút piêu với vị thế nét đẹp tài hoa dệt thêu Ngoài ra, GS.TS Lê Sỹ Giáo cũng có những bài nghiên cứu về văn hoá Thái Thường Xuân.

    Những công trình trên có ít nhiều nghiên cứu về một số mặt của văn hoá Thường Xuân, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu có hệ thống về trang phục của người phụ nữ Thái Thường Xuân. Tuy nhiên, đây là những tài liệu tham khảo quí báu, tạo điều kiện, cơ sở cho tôi nghiên cứu đề tài: Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện Thường Xuân (Thanh Hoá).
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài

    3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các loại trang phục của phụ nữ Thái trong đời sống xã hội như trong sinh hoạt ngày thường, ngày lễ tết, trong ngày cưới và trong tang ma, đồng thời đề tài đi sâu vào

    nghiên cứu những đặc trưng nghệ thuật trên trang phục nhằm khám phá nét đẹp trên trang phục của phụ nữ Thái Thường Xuân (Thanh Hoá).
    - Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện chưa cho phép, nên luận văn nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn trong phạm vi người Thái trong huyện Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.
    3.2. Nhiệm vụ đề tài

    Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu, luận văn đi sâu vào nghiên cứu các loại trang phục, quá trình sản xuất ra trang phục và các đặc trưng nghệ thuật trên trang phục của người phụ nữ Thái Thường Xuân xứ Thanh.
    4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu

    4.1. Nguồn tư liệu

    Quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng 2 nguồn tư liệu:

    - Tư liệu thành văn: các văn kiện của đại hội Đảng, những bài viết trên sách, báo, các khoá luận tốt nghiệp về: tình hình kinh tế của huyện Thường Xuân; văn hóa dân gian; các tục lệ cưới xin; văn hoá ẩm thực và trang phục của dân tộc Thái; Hoa văn trên sản phẩm thêu dệt của dân tộc Thái Thường Xuân và những báo cáo của huyện Thường Xuân về: dân số các tộc người trong huyện; mật độ dân số trong huyện; diện tích đất đai (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở); tình hình văn hoá trong huyện.
    - Tư liệu điền dã: Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lấy tư liệu do đồng bào Thái cung cấp, từ những mẹ, những chị em phụ nữ và những chú, bác ở Thường Xuân. Ngoài ra, chúng tôi còn trực tiếp quan sát quá trình dệt vải, may, thêu.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Đây là phương pháp được xem là cơ sơ lý luận trong sự nhìn nhận đề tài, xử lý nội dung và cấu trúc luận văn.
    - Phương pháp lịch sử: để nghiên cứu về trang phục người Thái

    Thường Xuân dưới góc độ lịch sử.
    - Phương pháp điền dã: phương pháp này được xem là công cụ cơ bản trong thu thập khai thác các thông tin văn hoá, kỹ thuật, mỹ thuật, vật chất tinh thần tiềm ẩn bên trong trang phục của phụ nữ Thái Thường Xuân.
    - Phương pháp tổng hợp, hệ thống, phân tích. Các phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các thông tin được khai thác từ các mẹ, bác, chú để trình bày trong luận văn.
    - Phương pháp so sánh, đối chiếu, đo đạc, khảo tả. Những phương pháp này được áp dụng để xử lý các thông tin nhằm tìm ra các nét văn hoá trang phục tương đồng, khác biệt trong hai ngành Thái đen và Thái trắng Thường Xuân.
    5. Đóng góp của luận văn

    Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về trang phục của phụ nữ Thái ở Thường Xuân (Thanh Hoá) và những giá trị văn hoá thông qua đặc trưng nghệ thuật trong trang phục
    Luận văn còn góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá trong trang phục truyền thống của phụ nữ Thái.
    Đem lại nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và làm nghệ thuật, các nhà tạo mẫu thời trang hiện nay, các nhà hoạch định chính sách quản lý văn hoá.
    6. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Khái quát về huyện Thường Xuân (Thanh Hoá)

    Chương 2. Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện

    Thường Xuân (Thanh Hoá) trong đời sống xã hội

    Chương 3. Đặc trưng nghệ thuật trong trang phục cổ truyền của người phụ nữ Thái Thường Xuân (Thanh Hoá)



    MỤC LỤC

    Mở Đầu 1

    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài . 4

    3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

    3.2. Nhiệm vụ đề tài 5

    4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu . 5

    4.1. Nguồn tư liệu 5

    4.2. Phương pháp nghiên cứu 5

    5. Đóng góp của luận văn 6

    6. Bố cục của luận văn 6

    Chương 1: Khái quát về huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) . 7

    1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - xã hội . 7

    1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7

    1.1.2. Điều kiện xã hội 9

    1.2. Dân số, tên gọi, ngôn ngữ và chữ viết của người Thái Thường Xuân

    (Thanh Hoá) 10

    1.2.1. Dân số 10

    1.2.2. Tên gọi . 11

    1.2.3. Ngôn ngữ và chữ viết 12

    1.3. Một số nét văn hoá tiêu biểu của người Thái Thường Xuân

    (Thanh Hoá .13

    1.3.1. Khặp Thái 13

    1.3.2. Các lễ hội . 13

    Chương 2: Trang phục cổ truyền của người phụ nữ dân tộc Thái huyện

    Thường Xuân (Thanh Hoá) trong đời sống xã hội .15

    2.1. Quan niệm về trang phục 15

    2.1.1. Quan niệm . 15

    2.1.2. Các thành tố trang phục của người phụ nữ. . 18

    2.2. Quá trình sản xuất trang phục 27

    2.2.1. Chọn đất trồng bông. 29

    2.2.2. Chế biến bông 30

    2.2.3. Công cụ - kỹ thuật cắt, may, thêu 35

    2.2.4. Vai trò của người phụ nữ trong sản xuất trang phục . 38

    2.3. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thường Xuân trong đời sống

    xã hội . 39

    2.3.1. Trang phục trong sinh hoạt thường ngày 39

    2.3.2. Trang phục trong hội hè, lễ tết . 42

    2.3.3. Trang phục trong hôn nhân 43

    2.3.4. Trang phục trong tang lễ . 47

    2.4. Những biến đổi trong trang phục của người Thường Xuân

    (Thanh Hoá) 52

    2.4.1.Thời kỳ trước năm 1945 . 52

    2.4.2. Thời kỳ sau năm 1945 . 53

    2.4.3. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay 53

    Chương 3 : Đặc trưng nghệ thuật trong trang phục cổ truyền của người phụ nữ Thái Thường Xuân . 60
    3.1. Nghệ thuật tạo hình và trình bày hoa văn, mầu sắc trên trang phục .60

    3.1.1. Truyền thuyết về nghề thêu dệt của dân tộc Thái . 60

    3.1.2. Khăn piêu . 60

    3.1.3. Nghệ thuật trang trí trên váy 64

    3.1.4. Mô típ hoa văn tả thực và hoa văn cách điệu trên váy Thái 71

    3.2. Trang phục của dân tộc Thái trong dân ca và văn học dân gian .72

    3.2.1. Trang phục trong dân ca 72

    3.1.2. Trang phục trong văn học dân gian 73

    3.3. Hoa văn trên trang sức 75

    3.3.1. Vòng tay 75

    3.3.2. Vòng cổ . 76

    3.3.3. Hoa tai . 76

    3.4. Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Thanh Hoá trong cái nhìn so sánh với trang phục của phụ nữ dân tộc Thái Tây Bắc. . 76
    Kết luận . 82

    Tài liệu tham khảo . 86

    Phụ lục

    1. Bản đồ (01 trang)

    2. Hình vẽ tư liệu (10 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...