Tài liệu Trận như nguyệt - phòng tuyến sông như nguyệt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRẬN NHƯ NGUYỆT - PHÒNG TUYẾN SÔNG NHƯ NGUYỆT
    Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc chiến tranh Tống Việt lần 2, và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.[7]
    Tiền đề

    Nhà Tống, Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ, nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại, đồng thời trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó[8]. Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt: xây dựng đường giao thông, cở sở chứa lương thực[9], huấn luyện binh sĩ, cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.[10]
    Nhà Lý sớm nhận ra ý định này của nhà Tống nên tích cực chuẩn bị cho chiến tranh[11][12], tăng cường mối quan hệ với các dân tộc thiểu số tại vùng núi phía Bắc[12], không để họ ngả theo phe nhà Tống.

    Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới bảy tuổi, việc quân sự của Đại Việt nằm trong tay Thái Úy Lý Thường Kiệt[12]. Ông chủ động mở cưộc tấn công qua bên kia biên giới vào năm 1075 nhằm phá hủy các cơ sở mà nhà Tống đã chuẩn bị cho chiến tranh. Cuộc tấn công là một bất ngờ lớn với nhà Tống[13] kết thúc với một thắng lợi, phá hủy nặng nề các cơ sở mà nhà Tống đã xây dựng mà đặc biệt là phá hủy thành Ung Châu[14], tòa thành chiến lược của nhà Tống. Nhà Tống vẫn quyết tâm tiến hành chiến tranh, vua Tống Thần Tông cử Quách Quỳ chỉ huy, viên ngoại lang bộ lại Triệu Tiết làm phó tướng cho cuộc tấn công thay đổi kế hoạch và chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc tiến quân. Họ điều động cả bộ binh lẫn thủy binh nhằm chuẩn bị đánh Đại Việt.[2]
    Trước binh lực mạnh của nhà Tống, Lý Thường Kiệt quyết định chọn chiến lược phòng thủ[15]: ông dùng các đội quân của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc nhằm quấy rối hàng ngũ của quân Tống[16]. Các tướng Lưu Kỹ, phò mã Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An đem quân hãm bước tiến quân Tống ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, đồng thời chặn một bô phận thủy quân của nhà Tống từ Quảng Đông xuống[16] .Bản thân Lý Thường Kiệt lui về xây dựng một phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để biến nơi đây là nơi diễn ra trận đánh quyết định của cả cuộc chiến.[17]

    Lực lượng
    Quân Tống huy động khoảng 100.000 quân chiến đấu (45.000 vạn binh từ biên giới với Liêu Hạ, số còn lại là binh trưng tập)[1], 10.000 ngựa, 200.000 dân phu,[2][3] đồng thời có sự hỗ trợ từ lực lượng thủy binh. Quân đội có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn trang bị tốt với máy bắn đá, và hỏa tiễn.[15] Chỉ huy là Quách Quỳ và phó chỉ huy là Triệu Tiết cùng với nhiều tướng khác được điều về từ miền bắc Tống.[2]Trong số này 4,5 vạn là quân rút từ miền biên giới Liêu Hạ, do 9 tướng chỉ huy. Số còn lại là trưng tập ở các lộ, đặc biệt là các lộ dọc đường từ kinh đô đến Ung Châu.[18]

    Bô quận quân chủ lực của nhà Lý gồm thủy binh và bộ binh phòng thủ và chiến đấu tại sông Như Nguyệt có 60.000 quân[19][4] và một số lực lượng không tham gia trực tiếp vào trận đánh dùng để hãm chân và quấy rối tiếp vận phía sau có tầm trên 15.000.[16]
    Chiến trường

    Đoạn sông Như Nguyệt mà Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có vị trí mang tính chiến lược: có núi ở cả hai bên bờ[20], đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét[21], vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu[22], con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long[22]. Trên khúc này có khoảng 11 bến đò ngang: Như Nguyệt, Tiểu Lâm, Dũng Liệt, Phù Yên, Đẩu Hàn, Phù Cầm, Lượng Sài, Đáp Cầu, Yên Ngô, Bằng Lâm, Phả Lại[22]. Hai bến có tuổi đời lâu và quan trọng nhất là Như Nguyệt và Thị Cầu (hay Đáp Cầu về sau) nằm trên đường giao thông quan trọng tiến vào Thăng Long và là con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông và tiến về Thăng Long. Vì địa thế quan trọng này, Lý Thường Kiệt quyết định lập một phòng tuyến tại đây nhằn đánh một trận chiến lược[23]
    Khu vực phòng thủ mà Lý Thường Kiệt xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc) với nhiều chổ núi ăn sát bờ sông hoặc rừng cây có mật độ dày đặc. Địa hình này có thể được lợi dụng để ngăn việc vượt sông dễ dàng, tạo điều kiện cho quân nhà Lý không cần phải xây dựng một chiến tuyến dài hết nam sông Như Nguyệt mà chỉ cần xây ở các khu vực đường giao thông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu và Vạn Xuân.[24]

    Chiến lũy của phòng tuyến được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu[25]. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, mà quan trọng nhất là ba trại ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động[26]. Mỗi trại binh có thể có thêm thủy binh phối hợp. Quân chủ lực do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở phủ Thiên Đức,[27]. một vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiếng về Thăng Long. Quân Tống cũng đóng dọc theo hai bờ sông, tập trung ở các vị trí quan trọng: phó tướng Triệu Tiết đóng tại khu vực mà ngày nay là thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khoảng đối diện bến Như Nguyệt[28]; quân chủ lực do Quách Quỳ chỉ huy đóng tại phía đông các Triệu Tiết chứng 30 km khoàng đối diện với Thị Cầu[28]. Một bộ phận khác đóng tại các vị trí cần thiết, các ngọn núi quan trọng như núi Phượng Hoàng và núi Tiên, phòng trường hợp bị quân nhà Lý tiến công hoặc có thể tổ chức vượt sông nếu hoàn cảnh cho phép.[28]
    Trận đánh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...