Thạc Sĩ Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp, dù
    quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng hàng đầu việc tạo lập và phát triển hiệu
    quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã lựa
    chọn một giải pháp tạo lợi thế cho mình, và đạt được hiệu quả ở mọi góc độ, đó là
    việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) – Corporate Social
    Responsibility (viết tắt là CSR).
    TNXHDN trong thời đại ngày nay đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của
    doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững
    của các doanh nghiệp. Khảo sát do Viện Khoa học lao động và Xã hội tiến hành trên
    24 doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng, nhờ
    thực hiện các chương trình TNXHDN, doanh thu của các doanh nghiệp này tăng 25%
    , năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu lao động /năm, tỷ lệ xuất khẩu
    tăng từ 94% lên 97% (Nguyễn Châu Hà 2008) . Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh
    nghiệp này còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng
    của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Tuy nhiên số lượng doanh
    nghiệp thực sự quân tâm đến TNXHDN vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt các doanh
    nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bao gồm các nhà bán buôn, trung tâm
    thương mại, chuỗi siêu thị và các siêu thị. Thế nhưng hệ thống siêu thị Big C lại là
    một ngoại lệ. Vận hành giữa cộng đồng, Big C luôn hiểu rằng làm tròn công việc của
    một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm được
    cộng đồng yêu mến. Vì vậy hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu”, gắn các
    hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà Big C hướng tới. Do đó, Big C
    đã, đang và sẽ không ngừng triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng.
    Trong suốt quãng 14 năm gia nhập vào hệ thống siêu thị Việt Nam, Big C đã
    thực hiện rất nhiều những chương trình, dự án hướng tới cộng đồng. Đặc biệt, Big C
    còn đưa những cam kết thực hiện TNXHDN vào trong đường lối, chính sách phát
    triển của công ty. Bởi vậy, TNXHDN đối với siêu thị không chỉ là những lời nói
    suông, những chương trình được tổ chức một cách lỏng lẻo và thiếu chuyên nghiệp
    mà ngược lại, trong bất kỳ hoạt động nào của Big C dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa
    thực tế cao đối với cộng đồng và xã hội.
    Chính những việc làm thiết thực với cộng đồng và toàn xã hội mà Big C đang
    triển khai trong giai đoạn vừa qua và sẽ còn thực hiện nhiều hơn nữa trong thời kỳ sắp
    tới đã là động lực thúc đẩy cho tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “ Trách nhiệm xã hội
    tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    TNXHDN là vấn đề vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bởi vậy nhiều doanh
    nghiệp vẫn còn chưa nắm rõ bản chất cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó trong
    quá trình phát triển. Hiện nay, đã có một số ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ký
    kết các cam kết quốc tế về TNXHDN, nhưng con số ấy không nhiều hoặc có chăng
    cũng chỉ là điều kiện để có thể hợp tác với các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Vì
    vậy, người viết đề tài này muốn đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện TNXHDN tại
    Big C để:
     Khái quát cơ sở lí luận về TNXHDN
     Nắm bắt được tình hình thực hiện của các chương trình TNXHDN tại Big C.
     Đánh giá hiệu quả của các chương trình đó đối với doanh nghiệp, người tiêu
    dùng, cộng đồng và toàn xã hội.
     Đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các siêu thị tại Việt Nam.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Khóa luận nghiên cứu tình hình thực hiện TNXHDN tại hệ thống siêu thị Big
    C Việt Nam bao gồm các trách nhiệm trên các bình diện về kinh tế, pháp luật, đạo đức
    và từ thiện. Trong đó, khóa luận cũng đề cập đến cơ sở lý luận của TNXHDN bao
    gồm: khái niệm, nguồn gốc, vai trò của nó đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng,
    cộng đồng và toàn xã hội. Khóa luận tập trung đi sâu xem xét hiệu quả của các
    chương trình trách nhiệm mà Big C đã và đang triển khai để đưa ra những nhận xét
    chủ quan của tác giả về hiệu quả cũng như tác động của nó đối với các bên liên quan.
    Từ đó, khóa luận đưa ra một số bài học kinh nghiệm với mong muốn các siêu thị Việt
    Nam có thể từ tấm gương của Big C mà tăng cường công tác thực hiện TNXHDN
    trong thời gian tới.
    Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
    - Phạm vi về thời gian nghiên cứu đối tượng: từ năm 2007 đến nay.
    - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu cụ thể tình hình thực hiện
    TNXHDN tại siêu thị Big C thông qua các chương trình, hoạt động mà Big C đã thực
    hiện và có ý nghĩa thực tiễn cao.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện khóa luận này, tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu qua các bước:
    Bước 1: Thu thập số liệu và thông tin của siêu thị bằng việc đến làm việc tại
    Big C Nam Định trong khoảng thời gian hai tháng từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2012.
    Nhờ có thời gian thực tế tại siêu thị, tác giả có dịp tìm hiểu kỹ các hoạt động kinh
    doanh cũng như tình hình thực hiện TNXHDN tại siêu thị, đồng thời có được những
    thông tin đáng tin cậy từ bộ phận truyền thông của siêu thị.
    Bước 2: Tìm hiểu thông tin lý luận về TNXHDN cũng như tình hình thực hiện
    tại các siêu thị Việt Nam thông qua các sách tham khảo, bài viết nghiên cứu, tạp chí,
    website để có những kiến thức, thông tin, dẫn chứng cụ thể làm phong phú cho nội
    dung bài viết.
    Bước 3: Phân tích, tổng hợp các tài liệu sau khi đã thu thập được sau đó sử
    dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm có cái nhìn vừa chi tiết về các hoạt động
    của Big C trong việc thực hiện TNXHDN, từ đó đưa ra bài học cho các siêu thị Việt
    Nam.
    5. Kết cấu của bài Khóa luận tốt nghiệp
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khóa luận có kết cấu gồm 3
    chương:
    Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
    Chương 2: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại hệ thống Big C Việt Nam
    Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho các siêu thị Việt Nam trong việc thực
    hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...