Tài liệu Trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy




    1. Cơ sở lý luận của trách nhiệm vật chất do hoạt động lập quy












    1.1. Năng lực trách nhiệm của nhà lập quy




    Thiệt hại do hoạt động lập pháp: thiệt hại nội sinh. Lập pháp, trong một thể chế dân chủ, là việc làm luật của cơ quan đại diện dân cử cấp quốc gia. Trong chừng mực nào đó, còn có thể coi hoạt động lập pháp là việc nhân dân “làm ra luật” một cách gián tiếp vì với tư cách cử tri, người dân bầu ra đại diện của mình và uỷ quyền cho người này biểu quyết thông qua các đạo luật trong khuôn khổ các kỳ họp nghị viện.


    Không loại trừ khả năng có những luật có nội dung không phù hợp với hiến pháp và việc áp dụng các quy định vi hiến đã gây thiệt hại vật chất cho một hoặc một nhóm chủ thể, thậm chí cho toàn xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện luật được coi là “tác phẩm” do nhân dân tạo ra thông qua vai trò của đại biểu dân cử, có thể thừa nhận rằng thiệt hại do việc áp dụng một luật vi hiến là thứ thiệt hại “nội sinh”, do dân tự gây ra (một cách gián tiếp), do đó, không thể được bồi thường. Nói khác đi, luật là sự lựa chọn của dân[1]; nếu lựa chọn sai, thì người dân tự chịu trách nhiệm với chính mình, chứ không thể quy lỗi và trách nhiệm cho ai khác.


    Bởi vậy, trong trường hợp một luật hoặc một điều luật bị huỷ bỏ do vi phạm hiến pháp, nên thừa nhận rằng việc huỷ bỏ chỉ có hiệu lực về sau: các hệ quả kinh tế, xã hội, thậm chí văn hoá, đạo đức, . của việc áp dụng luật cho đến ngày bị huỷ bỏ, dù tốt hay xấu, không được xem xét lại.


    Thiệt hại do hoạt động lập quy: thiệt hại do người khác gây ra. Khác với


    lập pháp, lập quy là hoạt động chuyên môn của nhà chức trách[2]. Đối với người

    dân, nhà chức trách là chủ thể độc lập, không có quan hệ uỷ nhiệm, và là đối tác (nhưng, tất nhiên là không bình đẳng) trong mối quan hệ quản lý nhà nước đối với xã hội. Nhà chức trách lập quy trước hết để phục vụ cho việc thực hành chức năng quản lý xã hội, chính xác hơn, chức năng cai trị của mình. Quy tắc lập quy được xây dựng chủ yếu từ sự thôi thúc của các nhu cầu công tác, từ sáng kiến của nhà quản lý, tức là của người cầm quyền, hơn là từ ý chí của người dân.


    Bởi vậy, trong trường hợp một quy tắc lập quy không phù hợp với luật và việc áp dụng quy tắc này dẫn đến thiệt hại cho xã hội, thì phải coi đó là thiệt hại do hành vi của người đặt ra quy tắc lập quy, tức là của nhà chức trách, chứ không phải là thiệt hại do người dân tự gây cho mình. Trong xã hội có tổ chức, khi có thiệt hại vật chất mà một chủ thể gánh chịu do hành vi có ý thức của một chủ thể khác, thì vấn đề trách nhiệm vật chất phải được đặt ra.


    1.2. Cơ sở triết học và đạo lý của trách nhiệm vật chất




    Nguyên tắc công bằng số học trong trao đổi lợi ích[3]. Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trước pháp luật đòi hỏi rằng trong quan hệ song phương, được xác lập trong khuôn khổ giao tiếp xã hội giữa chủ thể nhằm trao đổi lợi ích, cần bảo đảm sự cân đối về quyền và nghĩa vụ vật chất. Tư tưởng chủ đạo là: mỗi người phải được và chỉ được hưởng những lợi ích thuộc về mình, một cách chính đáng. Xuất phát từ đó, mọi hoạt động trao đổi giá trị vật chất giữa các chủ thể phải bảo đảm sự cân xứng về số lượng - sự cân xứng toán học. Một người chuyển giao cho người khác một vật có giá trị tiền tệ mà không phải với ý định tặng cho, thì có quyền yêu cầu người nhận giao trả cho mình đúng vật đó hoặc vật khác có giá trị tương đương. Tương tự, trong hợp đồng mua bán, người bán có nghĩa vụ giao tài sản cho người mua và có quyền yêu cầu người mua trả cho mình một số tiền; còn người mua có quyền yêu cầu người bán giao tài sản cho mình và có nghĩa vụ trả cho người bán số tiền mua tài sản ấn định theo sự thoả thuận giữa hai bên.

    Có trường hợp một giao tiếp được thực hiện từ sáng kiến đơn phương và gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người khác. Có thể người thực hiện hành vi không thu được lợi ích vật chất hoặc tinh thần gì, nhưng người mà hành vi đó tác động đến thì phải chịu mất mát. Trong điều kiện người bị thiệt hại không có lỗi, còn người thực hiện hành vi gây thiệt hại thực hiện hành vi đó một cách có ý thức và không phải trong trường hợp bất khả kháng, nghĩa là có nhiều sự lựa chọn, thì việc gánh chịu thiệt hại phải bị coi là không công bằng. Luật, về phần mình, phải can thiệp để lập lại sự công bằng cần thiết. Và, một cách hợp lý, người nào đã tạo ra tình trạng đó phải chịu trách nhiệm đối với việc khôi phục tình trạng ban đầu.


    Theo đúng logic này, người có hành vi gây thương tích cho người khác phải bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng thể chất, thậm chí tinh thần, của nạn nhân như trước khi bị thương; người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có nghĩa vụ giao trả tài sản cho người bị mất trộm; .




    1.3. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm vật chất




    Luật chung về trách nhiệm dân sự[4]. Luật chung đòi hỏi chủ thể trong xã hội có tổ chức phải cư xử đúng mực, nhất là phải theo đúng pháp luật. Khi thực hiện bất kỳ hành vi nào tác động vào không gian xã hội, chủ thể có nghĩa vụ tổng quát với hai nội dung: tôn trọng sự công bằng và tôn trọng sự chính đáng. Nghĩa vụ ứng xử công bằng và chính đáng thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ hạn hẹp của pháp luật và trở thành bổn phận xã hội ràng buộc mỗi thành viên, được đánh giá trên cơ sở hệ thống chuẩn mực khách quan mà trong đó, pháp luật là một bộ phận.


    Nguyên tắc này chi phối hành vi của tất cả các chủ thể trong giao tiếp xã hội, không phân biệt cá nhân hay pháp nhân, người dân thường hay công chức, chủ thể của luật tư hay chủ thể của luật công. Nó xuất phát từ sự thừa nhận tính ràng buộc khách quan của hệ thống chuẩn mực ứng xử trong quan hệ xã hội. Cư xử không

    đúng mực một cách có ý thức, chủ thể bị coi là có lỗi; và nếu hành vi đó gây thiệt


    hại cho chủ thể khác, thì tác giả của hành vi phải chịu trách nhiệm dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...