Luận Văn Trách nhiệm sản phẩm (Product Liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước ph

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
    CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    Đề tài:
    TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM (PRODUCT LIABILITY) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NƯỚC PHÁT TRIỂN
    Giáo viên hướng dẫn : TS. Tăng Văn Nghĩa

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
    Trong xu thế hội nhập toàn cầu và tự do hóa thương mại, thị trường các nước phát triển là những thị trường đầy tiềm năng hấp dẫn các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên đây cũng là những thị trường “khó tính” với yêu cầu cao về sản phẩm nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường các nước phát triển được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Hàng hoá nhập khẩu còn bị chi phối bởi hàng loạt các quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm về việc phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo.
    Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước phát triển nói chung gặp phải những vẫn đề về trách nhiệm sản phẩm (TNSP). Thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp đã phải bồi thường cho người tiêu dùng những khoản tiền khổng lồ do hàng hóa có khuyết tật, thiếu an toàn gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng. Việc khối lượng lớn đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc nhập vào Mỹ bị thu hồi, các công ty thuốc lá phải bồi thường cho nhiều bệnh nhân ung thư là một vài minh chứng. Các quy định về TNSP buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo độ an toàn của sản phẩm khi đưa vào lưu thông và phải cảnh báo cho người tiêu dùng những tác động xấu của việc sử dụng sản phẩm mà họ buộc phải thấy tại thời điểm thiết kế, sản xuất hoặc đưa sản phẩm vào thị trường. Vi phạm nghĩa vụ này, doanh nghiệp, người sản xuất phải bồi thường những tổn hại gây cho người tiêu dùng. TNSP còn bảo vệ người tiêu dùng ở mức độ cao hơn nữa, đó là khi nhà sản xuất, nhập khẩu bồi thường những tổn hại gây cho người tiêu dùng được áp dụng ngay cả khi không có lỗi của họ.
    Trước thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm sản phẩm (Product Liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Hi vọng khóa luận này có thể góp một phần trong việc giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thành công hơn khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. Thành công của doanh nghiệp không chỉ là xuất khẩu và tiêu thụ được hết hàng hóa tại thị trường đó, mà thành công này chỉ có khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tốt, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Điều đó nghĩa là doanh nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu.
    2. Mục đích nghiên cứu khóa luận
    - Làm rõ các vấn đề cơ bản về trách nhiệm sản phẩm và pháp luật trách nhiệm sản phẩm nói chung và của một số nước tiêu biểu.
    - Phân tích những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển liên quan tới trách nhiệm sản phẩm.
    - Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp khắc phục những mặt trái, những nguy cơ cũng như việc giải quyết tranh chấp về TNSP.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật của một số nước phát triển. Đồng thời, khóa luận còn tập trung nghiên cứu vấn đề TNSP đang hình thành tại Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận tập trung nghiên cứu các khái niệm, đối tượng và nguyên tắc áp dụng của pháp luật TNSP và các án lệ liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của 1 số nước phát triển và một số khía cạnh về TNSP tại Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành khóa luận này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành khóa luận bao gồm:
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phân tích và so sánh
    6. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm và luật trách nhiệm sản phẩm.
    - Chương 2: Vấn đề về TNSP đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển
    - Chương 3: Một số đề xuất cho doanh nghiệp về TNSP khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển

    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM 4
    I. Khái quát về trách nhiệm sản phẩm 4
    1. Khái niệm sản phẩm 4
    2. Khái niệm về người sản xuất 6
    3. Khái niệm khuyết tật sản phẩm 7
    4. Khái niệm về trách nhiệm sản phẩm 10
    II. Khái quát về pháp luật trách nhiệm sản phẩm . 13
    1. Lịch sử phát triển của pháp luật trách nhiệm sản phẩm 13
    2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật trách nhiệm sản phẩm 16
    2. 1 Tổng quan. 16
    2. 2. Đối tượng áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm 17
    2. 3. Nguyên tắc áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm 18
    2. 4. Nguyên tắc về TNSP của nhà sản xuất 20
    2. 5. Hậu quả pháp lý do vi phạm pháp luật trách nhiệm sản phẩm 22
    2. 6. Các trường hợp miễn trách : 24
    2. 7. Khiếu nại và khởi kiện về trách nhiệm sản phẩm 25
    III. Vấn đề trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam . 27
    1. Quản lý chất lượng sản phẩm 27
    2. Nhận thức của doanh nghiệp. 28
    CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 30
    I. Tình hình xuất khẩu vào thị trường nước phát triển. 30
    1. Tổng quan. 30
    2. Tình hình xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. 30
    3. Tình hình xuất khẩu vào thị trường EU 32
    4. Tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. 34
    II. Những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển 35
    1. Tổng quan. 35
    2. Yêu cầu về trách nhiệm sản phẩm ở một số thị trường cụ thể. 37
    2. 1. Tại thị trường Hoa Kỳ. 37
    2. 2. Tại Thị trường E. U 42
    2. 3. Tại Thị trường Nhật Bản. 46
    3. Những quy định về tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu. 48
    4. Vấn đề lạm dụng pháp luật TNSP 51
    5. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật quốc tế của các doanh nghiệp VN 53
    III. Một số vụ việc liên quan trách nhiệm sản phẩm đã xảy ra. 56
    1. Tổng quan. 56
    2. Trường hợp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bị trả lại do nhiễm Chloraphenicol 57
    2. 1. Tổng quan. 57
    2. 2. Diễn biến vụ việc thủy sản bị nhiễm Chloraphenicol 58
    2. 3. Nhận xét 61
    3. Trường hợp nước tương Chinsu tại thị trường EU có hàm lượng 3- MPCD vượt quá tiêu chuẩn 63
    3. 1. Chất 3-MCPD và các tiêu chuẩn định mức tối đa. 63
    3. 2. Diễn biến vụ việc và trách nhiệm của người sản xuất Việt Nam 64
    3. 3. Nhận xét 66
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NƯỚC PHÁT TRIỂN 68
    I. Xu hướng áp dụng luật trách nhiệm sản phẩm trong thương mại quốc tế. 68
    1. Tổng quan. 68
    2. Một số trường hợp cụ thể. 70
    2. 1. Vụ việc thú nuôi tại Mỹ chết do thức ăn có melamine. 71
    2. 2. Vụ việc sữa cho trẻ em nhiễm Melamine tại Trung Quốc. 73
    3. Nhận xét 75
    II. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển 76
    1. Về quản lý chất lượng sản phẩm 76
    2. Tìm hiểu quy định pháp luật có liên quan của nước nhập khẩu. 80
    3. Về soạn thảo hợp đồng xuất khẩu. 82
    4. Về quản lý rủi ro TNSP 85
    5. Giải quyết tranh chấp về TNSP 86
    6. Mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm 88
    KẾT LUẬN 92
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC 97
    Phụ lục số 1: Luật Trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản (Luật số 85/ 1994). 97
    Phụ lục số 2: Chỉ thị 85/374/EEC của Liên minh châu Âu về vấn đề TNSP 99
    Phụ lục số 3: so sánh pháp luật TNSP Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU 105
    Phụ lục số 4: Sự khác biệt về các thủ tục giải quyết vấn đề trách nhiệm sản phẩm tại tòa án của các nước thành viên EU 107
    Phụ lục số 5: Việc thực thi chỉ thị của EC về TNSP vào các quy định pháp luật của các nước thành viên EU tính đến 1999). 111
    Phụ lục số 6: Lịch sử hình thành pháp luật TNSP Nhật Bản. 114
    Phụ lục số 7: các tiêu chuẩn đối với hàng nông sản, thuỷ sản và thực phẩm nhật khẩu vào EU 115
    Phụ lục số 8: tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU 2 tháng đầu năm 2009 116
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...