Luận Văn Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế trong luật hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sù cÇn thiÕt cña viÖc nghiªn cøu ®Ò tài
    Trong bước chuyển sang cơ chế thị trường và trong cơ chế thị
    trường, tội phạm kinh tế có một môi trường hoạt động mới và mang
    một mầu sắc mới cả về cơ cấu tội phạm, tính chất của tội phạm, hình
    thức thể hiện của tội phạm, quy mô của tội phạm . Từ năm 2000 -
    2006, trên phạm vi cả nước Toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm 5.808
    vụ/ 11.178 bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
    (TTQLKT). Không dừng ở con số thống kê hàng nghìn vụ với hàng
    vạn bị cáo, diễn biến của tình hình các tội xâm phạm TTQLKT ngày
    càng phức tạp, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tội phạm diễn ra trong
    tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: tài chính - ngân hàng, quản lý, sử
    dụng đất đai, lâm nghiệp, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản . Nhiều
    tội phạm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mang tính chất khu
    vực, quốc tế . Nổi lên là tội phạm buôn lậu, trốn lậu thuế, sản xuất,
    buôn bán hàng giả . Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp
    luật đã có vai trò tích cực đấu tranh, ngăn chặn các tội xâm phạm
    TTQLKT, nhưng việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội
    phạm này còn chậm, nhiều trường hợp xử lý thiếu chính xác. Một
    nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là những bất cập trong
    các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) về các tội xâm phạm
    TTQLKT. BLHS năm 1985 vốn được ban hành phù hợp với điều
    kiện kinh tế cũ quan liêu, bao cấp nhưng lại được áp dụng trong điều
    kiện đổi mới và kinh tế thị trường (từ năm 1986 đến trước tháng 7 -
    2000). BLHS năm 1999 là BLHS của thời kỳ đổi mới, sửa đổi một
    cách toàn diện các quy định của BLHS năm 1985 cho phù hợp với
    hoàn cảnh hiện tại và tương lai của đất nước, trong đó những quy
    2
    định về tội phạm kinh tế được tập trung sửa đổi một cách đáng kể.
    Thời điểm có hiệu lực của BLHS năm 1999 là từ ngày 1-7-2000, đến
    nay đã hơn bảy năm thi hành. Tuy nhiên, nhiều quy định mới của
    BLHS vẫn chưa được giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất. Hiệu
    quả của việc áp dụng các quy định mới về tội phạm, đặc biệt về các
    tội xâm phạm TTQLKT chưa được ghi nhận đáng kể. Một số hành vi
    phạm tội mới phát sinh vì chưa được dự liệu nên không thể bị xử lý
    nghiêm khắc bằng các chế tài hình sự. Trên bình diện nghiên cứu
    khoa học luật hình sự, nhiều vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm
    hình sự (TNHS) đối với các tội xâm phạm TTQLKT vẫn chưa được
    quan tâm nghiên cứu thoả đáng. Các tội xâm phạm TTQLKT vẫn là
    thực trạng nóng bỏng.
    Trong bối cảnh đó, vấn đề nghiên cứu TNHS đối với các tội
    xâm phạm TTQLKT cả trên khía cạnh lập pháp và áp dụng pháp luật
    có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đây chính là lý do để nghiên cứu sinh
    lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật
    tự quản lý kinh tế trong luật hình sự Việt Nam” để nghiên cứu trong
    luận án của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...