Tài liệu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự của Luxembourg

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự của Luxembourg










    Tóm tắt. Bài viết đã phân tích những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân phạm tội trong thực tiễn pháp luật của Luxembourg, như: lịch sử vấn đề; những nguyên nhân dẫn đến việc các nhà lập pháp Luxembourg quy định TNHS đối với pháp nhân phạm tội; Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân; vấn đề tổng hợp TNHS đối với pháp nhân và thể nhân; hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Trong bài viết tác giả cũng đã phân tích, so sánh chế định TNHS đối với pháp nhân trong luật của Luxembourg và một số nước khác như Pháp, Bỉ, Hà Lan.







    1. Đặt vấn đề


    Ở Việt Nam, từ lâu trách nhiệm pháp lý của

    toàn bộ chính sách hình sự của Nhà nước ta (từ cơ sở TNHS, khái niệm tội phạm đến hệ thống hình phạt .). Tuy nhiên, trước những đòi hỏi

    pháp nhân đã được quy định trong lĩnh vực
    pháp luật dân sự, kinh tế và hành chính. Tuy nhiên trong lĩnh vực hình sự, cả hai lần pháp điển hoá với việc ban hành Bô luật hình sự (BLHS) năm 1985 và BLHS năm 1999, và nhất là khi soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 (Luật này đã được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 19/6/2009 và có hiệu lực ngày 01/01/2010) nhà làm luật vẫn chỉ chấp nhận nguyên tắc truyền thống - nguyên tắc TNHS của cá nhân, mặc dù, mỗi khi tiến hành pháp điển hóa LHS hoặc sửa đổi, bổ sung BLHS, vấn đề TNHS của pháp nhân đều được đưa ra thảo luận nhưng sau đó nhà làm luật vẫn quyết định đề lại để tiếp tục nghiên cứu, vì cho rằng đây là một vấn đề lớn, rất phức tạp, đụng chạm đến của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói chung và của tiến trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 và 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị đã đề ra, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về TNHS nói chung và TNHS của pháp nhân nói riêng không chỉ có ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý, mà còn có ý nghĩa khoa học - thực tiễn quan trọng. Nó thiết thực góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, đảm bảo việc xử lý về hình sự triệt để, công bằng và hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước ta. Việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, trong đó có pháp luật Luxembourg quy định về vấn đề TNHS của
    pháp nhân để có phương án bổ sung thích hợp cho
    việc sửa đổi toàn diện BLHS năm 1999 là việc
    làm quan trọng và cần thiết.









    2. Khái quát lịch sử vấn đề


    Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm không? Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) không? Đây là vấn đề quan trọng được tranh luận rất nhiều trong khoa học luật hình sự trong và ngoài nước. Ở Luxembourg, trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học luật hình sự, các nhà làm luật, cũng như các cơ quan xét xử nước này vẫn giữ quan điểm là khi một tội phạm được thực hiện bởi một pháp nhân thì chỉ có những người lãnh đạo của pháp nhân đó mới bị truy cứu và bị trừng phạt về mặt hình sự, có nghĩa TNHS là TNHS của cá nhân chứ không phải của pháp nhân. Tòa đại hình ngày 10/01/1948 đã khẳng định là trong hệ thống pháp luật của Luxembourg, TNHS là TNHS cá nhân, hình phạt chỉ có thể tuyên phạt đối với một con người cụ thể - chủ thể của tội phạm, hình phạt không được áp dụng với một con người trừu tượng, chẳng hạn như công ty vô danh. Ngày 13/5/1959, Tòa đại hình lại khẳng định: Câu châm ngôn “societas delinquere non potest” tuyệt đối không có nghĩa rằng một tổ chức thương mại là một con người thực tế mà trong lĩnh vực hình sự được hưởng sự suy đoán không thể phủ nhận là không phải chịu trách nhiệm; ngược lại, có một nguyên tắc là trong trường hợp phạm tội hình sự sẽ là những thể nhân, những người bằng các thủ đoạn của mình thay thế về mặt cá nhân đối với tổ chức thương mại, được xem như là các chủ thể của tội phạm. Ngày 29/03/1962 Tòa đại hình lại tiếp tục khẳng định là nếu một hợp tác xã không thể phạm một tội, vì lý do tư cách của pháp nhân theo luật tư, thì chủ thể chịu TNHS về cùng tội phạm là thể nhân mà qua trung gian họ, pháp nhân đã hành động trong từng trường hợp cụ thể; thể nhân này chịu trách nhiệm không phải với tư cách là cơ quan có thẩm quyền của hợp tác xã mà với tư cách là một cá nhân đã phạm một tội phạm hình sự .[1].
    Ngày nay, câu châm ngôn “Societas delinquere non potest” đã không còn phù hợp với thực tiễn pháp luật hình sự của Luxembourg nữa. Sau một thời gian dài chuẩn bị, Bộ Tư

    pháp Luxembourg đã trình Dự thảo luật số 5718 ngày 30/3/2007 đưa TNHS của pháp nhân vào BLHS và Bộ luật Điều tra hình sự lên Hội đồng chính phủ và Nghị viện Luxembourg. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Dự thảo Luật số 5718 nêu trên đã được Nghị viện Luxembourg thông qua ngày 4/2/2010 và nó được công bố ngày 3/3/2010 trong Mémorial A 36 [2].
    Việc quy định vấn đề TNHS của pháp nhân trong PLHS của Luxembourg là một sự thay đổi quan trọng và rất cần thiết, nó xuất phát từ những lý do sau:
    Thứ nhất, pháp nhân trong xã hội hiện đại nói chung và ở Luxembourg nói riêng đã trở thành một hiện tượng kinh tế, công nghiệp và xã hội phổ biến. Một mặt pháp nhân có sự đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự phát triển mọi mặt của xã hội, nhưng mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của nó trong xã hội cũng dẫn đến hiện tượng là trong thực tiễn có nhiều tội phạm được thực hiện bởi các thể nhân hành động theo danh nghĩa và dưới vỏ bọc của pháp nhân, tổ chức gây ra những hậu quả tác hại lớn cho xã hội, nhất là tội tẩy rửa tiền (Điều 506-1 và tiếp theo của BLHS), tội tài trợ cho khủng bố (Điều 135- 5 BLHS), tội lạm dụng tín nhiệm (Điều 491 và tiếp theo của BLHS), tội lừa đảo (Điều 496 và tiếp theo của BLHS) hoặc là những tội phạm tham nhũng (Điều 256 và tiếp theo của BLHS) .Trong khi đó, thực tiễn PLHS của Luxembourg cho thấy mặc dù mạng lưới trừng trị càng ngày càng được mở rộng, nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong đấu tranh phòng, chống những loại tội phạm này, nên sẽ là hiệu quả và xử lý triệt để hơn nếu PLHS quy định TNHS đối với cả pháp nhân và tổ chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...