Chuyên Đề Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]TRÁCH NHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực được coi là yếu tố hàng đầu quyết định quy mô, tốc độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực này là trách nhiệm của xã hội, của nhà nước, của các cộng đồng và của mỗi công dân. Nhu cầu tạo dựng nguồn nhân lực này đòi hỏi phải phân định vai trò của các bộ phận trong nguồn nhân lực (đội ngũ trí thức, tầng lớp chính khách và doanh nhân). Với Việt Nam hiện nay, việc tạo dựng và phát triển tam giác nhân lực này là trách nhiệm xã hội của toàn thể cộng đồng, của cả quốc gia, trước hết là của Nhà nước, không ai có thể làm thay Nhà nước trong việc xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển nhân lực.

    Sự phát triển các lực lượng sản xuất của nhân loại suốt chiều dài lịch sử đã tích tụ trong nó sự phát triển mang tính bùng nổ trong giai đoạn hiện nay và tạo nên bước nhảy vọt mới của đời sống kinh tế nói riêng, đời sống xã hội nói chung. Sự hình thành kinh tế tri thức đang mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại với rất nhiều hệ quả mà hiện nay, chúng ta chưa thể nhận thức và thấu hiểu hết. Có lẽ cuộc khủng hoảng toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay chỉ là một trong nhiều biểu hiện của sự xung đột giữa kinh tế tri thức đang hình thành và ngày một phát triển với những thể chế cũ do nền đại công nghiệp tạo nên nhưng đã không còn thích ứng với thời đại mới. Ngay cả con người cũng đã không còn thích ứng với những hoạt động của nền kinh tế mới theo những quy tắc khác với thời đại công nghiệp. Kinh tế tri thức dù mới chỉ hình thành ở mức độ khiêm tốn so với nền đại công nghiệp đang thống trị khắp nơi, nhưng nó lại đang đòi hỏi bản thân con người cũng phải thay đổi trên nhiều phương diện. Trong thời đại ngày nay, khi mà kinh tế tri thức đang ngày càng trở thành hiện thực với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp trước đây, thì nguồn nhân lực của quốc gia trở thành nguồn lực chính yếu nhất cho sự phát triển đất nước. Muốn đẩy nhanh sự phát triển, thực hiện phát triển bền vững cả từ nội dung môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội, cả từ góc độ vi mô lẫn vĩ mô thì không thể không tạo dựng nguồn nhân lực quốc gia.
    Cách mạng khoa học và công nghệ là một đặc điểm nổi trội của thế giới hiện nay, một mặt, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế tri thức; mặt khác, tạo cơ hội tốt cho các quốc gia đang phát triển có thể phát triển nhanh, bền vững. Nếu nhanh chóng nắm bắt được các thành tựu và vận dụng được chúng vào đời sống kinh tế - xã hội thì các quốc gia này có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển để đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới. Nhưng, cách mạng khoa học và công nghệ cũng tạo nên thách thức rất lớn cho chính họ, bởi nếu không tận dụng được cơ hội ấy thì khoảng cách tụt hậu càng xa và tình trạng tụt hậu càng trở nên trầm trọng. Cơ hội và thách thức đan xen nhau, cùng tác động lên các quốc gia đang phát triển. Quốc gia nào có điều kiện chủ quan tốt, có thể tận dụng được cơ hội thì quốc gia đó có thể phát triển nhanh chóng, có thể thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa nhanh hơn các quốc gia khác. Một trong những yếu tố chủ quan đặc biệt quan trọng chính là nguồn nhân lực. Có được nguồn nhân lực tốt mới có thể thay đổi cơ chế, nhanh chóng thích ứng và nắm bắt cơ hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.
    Toàn cầu hóa là đặc điểm thứ ba của thời đại ngày nay. Nó đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng nhanh và mạnh. Không chỉ có toàn cầu hóa về kinh tế, mà cả văn hóa, chính trị, lối sống và nhiều mặt khác của đời sống xã hội. Nó lôi kéo ngày càng nhiều nước trực tiếp tham dự vào tiến trình của nó, và nó buộc họ phải can dự ngày càng sâu hơn, mạnh hơn, toàn diện hơn vào quá trình ấy và buộc các quốc gia, buộc toàn thế giới phải từng bước thay đổi, không có cách nào cản được. Không chỉ các quốc gia phải thay đổi mà toàn cầu hóa cũng buộc mỗi con người phải thay đổi để thích ứng với thế giới và đời sống xã hội đang thay đổi. Trong toàn cầu hóa, sự trì trệ đồng nghĩa với lạc hậu và chậm tiến. Thế giới đang buộc các quốc gia và mỗi con người phải thay đổi. Nhận thức được sự thay đổi để đồng hành cùng thế giới, chủ động, tích cực hội nhập cùng sự thay đổi, tham gia tích cực vào sự thay đổi để cùng thay đổi thế giới trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi con người. Nói cụ thể hơn, trong mỗi quốc gia đó là trách nhiệm của xã hội, của nhà nước, của các cộng đồng và của mỗi công dân.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...