Chuyên Đề Trách nhiệm của UBND cấp huyện về bảo vệ môi trường (98 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện, xã
    I. Đối với cấp huyện
    1. Ban hành theo thẩm quyền các quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.
    2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và quy định về bảo vệ môi trường do cấp trên ban hành và do mình ban hành.
    3. Tổ chức tiếp nhận, đăng ký và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong một số trường hợp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thực hiện việc tổ chức đăng ký, tiếp nhận và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình chưa đi vào hoạt động và đồng thời kiểm tra việc thực hiện các nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường.
    4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đến mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn;
    5. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định pháp luật khác có liên quan;
    6. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện khác giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;
    7. Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường;
    8. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
    9. Có quyền yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến các cơ quan có thẩm quyền đối với các dự án, hoạt động trên địa bàn;
    10. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng tập kết chất thải rắn từ các xã, phường, thị trấn, thị tứ; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và khu chôn lấp chất thải trên địa bàn;
    11. Thống kê, lữu giữ số liệu về môi trường của địa phương mình và có quyền yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường cung cấp thông tin về môi trường của các cơ sở đó;
    12. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về thông tin môi trường trên địa bàn và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu như: hiện trạng môi trường, bản cam kết đã được đăng ký, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nơi tập kết chất thải rắn .;
    13. Có quyền yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đối thoại về môi trường hoặc chủ trì đối thoại về môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân hoặc theo đơn thư khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan;
    14. Công khai với nhân dân các thông tin sau: hiện trạng môi trường, bản cam kết đã được đăng ký, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nơi tập kết chất thải rắn, .; Tiếp nhận, tổng hợp và niêm yết công khai các Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án tại địa phương mình (do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển đến) để cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án biết và giám sát việc thực hiện.
    15. Huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó kịp thời sự cố môi trường; Trường hợp vượt quá khả năng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì phải kịp thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời huy động địa phương khác hoặc tổ chức khác tham gia ứng phó;
    II. Đối với cấp xã
    1. Xây dựng, ban hành quy định, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý (thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật);
    2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quy định, kế hoạch về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý;
    3. Vận động các cộng đồng dân cư, người dân xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường hoặc đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong các hương ước của thôn, làng, bản, dòng họ ;
    4. Hướng dẫn tiêu chí bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, xem xét thôn, làng, xã, gia đình văn hoá;
    5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý;
    6. Xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện nếu không thuộc thẩm quyền của mình;
    7. Hoà giải các tranh chấp về môi trường hoặc liên quan đến môi trường giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn;
    8. Quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của thôn, làng, bản, tổ dân phố và tổ chức tự quản trên địa bàn.
    9. Ban hành quy định về hoạt động của các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn và tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả;
    10. Tổ chức tiếp nhận, đăng ký và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo ủy quyền của UBND cấp huyện.
    11. Có ý kiến bằng văn bản đối với các dự án được xây dựng, triển khai thực hiện trên địa bàn khi được chủ dự án hỏi ý kiến (đồng ý hay không đồng ý việc đặt dự án và giải pháp bảo vệ môi trường);
    12. Có quyền yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án, hoạt động trên địa bàn;
    13. Bố trí khu vực để tập kết chất thải rắn từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn;
    14. Thống kê, lữu giữ số liệu về môi trường của địa phương mình và có quyền yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường cung cấp thông tin về môi trường của các cơ sở đó;
    15. Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đối thoại về môi trường hoặc chủ trì đối thoại về môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân liên quan hoặc theo đơn thư khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan.
    16. Công khai với nhân dân các thông tin sau: hiện trạng môi trường, bản cam kết đã được đăng ký, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nơi tập kết chất thải rắn, .
    17. Huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó kịp thời khi sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn; Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, Uỷ ban nhân dân cấp xã thì phải kịp thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện để kịp thời huy động địa phương, tổ chức khác tham gia ứng phó.
    B. Thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp
    I. Thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
    Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
    1. Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
    2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
    3. Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;
    4. Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
    5. Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;
    6. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
    7. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
    II. Thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...