Luận Văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam và điề

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 4


    1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .4


    1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4


    1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế 5


    1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng trong tư pháp quốc tế .6


    1.2.1. Nguyên tắc chung 6


    1.2.1.1. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 7


    1.2.1.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .7


    1.2.1.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam 9


    1.2.2. Nguyên tắc chuyên biệt 9


    1.2.2.1. Nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch .10


    1.2.2.2. Nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi .11


    1.3. Phương pháp điều chỉnh 12


    1.3.1. Phương pháp xung đột .12


    1.3.2. phương pháp thực chất 14


    1.4. Nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng trong tư pháp quốc tế .15


    1.4.1. Luật quốc gia .16


    1.4.2. Điều ước quốc tế 19


    CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 22


    2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam .22


    2.1.1. Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và pháp nhân trong tư pháp quốc tế .22


    2.1.1.1. Năng lực pháp luật của cá nhân và năng lực hành vi của cá nhân .23


    2.1.1.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân .24

    2.1.2. Thẩm quyền giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một vài điển hình .24


    2.1.2.1. Khi sự việc xảy ra tại Việt Nam 25


    2.1.2.2. Khi sự việc xảy ra ở nước ngoài .26


    2.1.3. Pháp luật Việt Nam về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .28


    2.1.3.1. Khi hai quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .28


    2.1.3.2. Một số ngoại lệ về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .29


    2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều ước quốc tế 33


    2.2.1. Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và pháp nhẵn 34


    2.2.1.1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân .34


    2.2.1.2. Năng lực pháp luật của pháp nhân .35


    2.2.2. Thẩm quyền giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .35


    2.2.3. Điều ước quốc tế về việc áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ trách nhiệm


    bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .37


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VÈ QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 41


    3.1. Thực trạng và hướng giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế .41


    3.1.1. Thục trạng các quy định của pháp luật về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng và giải pháp .41


    3.1.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và giải pháp 50


    3.2. Một số kiến nghị về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế .54


    3.2.1. Kiến nghị về việc hoàn thiên pháp luật 54


    3.2.2. Kiến nghị trong giai đoạn thực thi pháp luật .56


    3.2.3. Kiến nghị về việc đàm phán các điểu ước quốc tế .58


    KẾT LUẬN .62


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    Việt Nam bước vào thời kì toàn cầu hóa, hướng đất nước hòa mình vào thế giới, quan hệ hợp tác với các nước trở nên mạnh mẻ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lao động, hôn nhân .các quan hệ này phát sinh theo nghĩa rộng, theo yếu tố gắn kết có nhân tố nước ngoài. Việc xuất hiện những nhân tố mới, đòi hỏi đất nước bắt kịp với sự thay đổi, việc thích nghi là điều cần thiết, thiết lập một cơ chế mới có sức điều chỉnh phổ quát cho các quan hệ mới này là một đòi hỏi cấp thiết.


    Xu thế thay đổi để thích nghi là xu thế chung, việc chấp nhận các quan hệ mới phát sinh đòi hỏi chúng ta luôn vận động linh hoạt, nhạy bén để ứng phó kịp thời sự biến đổi của thời cuộc. Trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, sự gắn kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước ngày trở nên phổ biến, với tình hình thực tại, việc di chuyển công dân và pháp nhân trong giao lưu quốc tế, hình thành nên những quan hệ mới, không còn là một vấn đề giải quyết của một quốc gia, mà đó là vấn đề chung của nhiều quốc gia trong quan hệ với nhau điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hợp tác quốc tế. Một vụ tai nạn mà trong quan hệ đó có một công dân nước ngoài và một công dân Việt Nam, làm phát sinh một tranh chấp, từ đó để giải quyết triệt để việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, Tòa án không chỉ căn cứ trên luật của Quốc gia mình để giải quyết hoàn toàn vụ việc trên, vấn đề này sẽ càng phức tạp nếu có những tranh chấp về bồi thường thiệt hại mà vụ việc không chỉ phát sinh trên lãnh thổ của quốc gia mình, mà phát sinh ở nước ngoài, hoặc không thuộc một quốc gia nào cả .


    Trong tiến trình cải cách tư pháp, trên tinh thần của Nghị Quyết 48-NQ/TW và Nghị Quyết 49 của Bộ chính trị về việc đề ra chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam năm 2010, định hướng đến năm 2020, và thực tế vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế còn nhiều hạn chế, thiếu sót, các quy định còn chưa có sức điều chỉnh phổ quát, các văn bản hướng dẫn, cũng như thực tế quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ còn mới mẻ, việc thích nghi để có một cơ chế điều chỉnh nhằm đối phó còn khó khăn, do chúng ta chỉ mới trong giai đoạn đầu của hội nhập, sự quan tâm trong vấn đề này còn chưa thực sự tương xứng với nhu càu thực tại, vì thế người viết chọn đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế”, nhằm nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Để có được một công tình nghiên cứu hiệu quả, đánh giá được mức độ hiệu quả mà một vấn đề phát sinh được pháp luật điều chỉnh trên phương diện khách quan, công bằng, và chính xác, việc nghiên cứu đề tài của người viết nhằm phân tích thực tại các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, nhằm có sự đối chiếu, tìm ra được những mặt tích cực, hạn chế, thiếu sót, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện góp phàn làm cho quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh theo nghĩa rộng sẽ được quan tâm và có bước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chế định pháp luật .


    Người viết thực hiện đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế, chủ yếu xoáy sâu vào các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, nghiên cứu, phân tích nguyên tắc chung chọn pháp luật giải quyết trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số tình huống là ngoại lệ trong nguyên tắc chọn luật chung để giải quyết về bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó phân tích một số vấn đề có liên quan như: nguyên tắc trong việc xét năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật của cá nhân và pháp nhân, và quy tắc xác định thẩm quyền trong một số hoàn cảnh nhất định.


    Việc phân tích về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người viết sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngoài ra còn tham khảo quan điểm của các tác gia luật học trong việc nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đồng thời, để hoàn tất luận văn, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu được liệt kê sau: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp biện chứng, và phương pháp tổng hợp đánh giá.


    Dựa vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn được chia thành ba nội dung lớn: Chương 1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế


    Trong chương này, người viết tập trung tiếp cận làm rỏ về mặt lý luận, là cơ sở nền tảng đi sâu giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế, với những vấn đề nền tảng như: việc khái quát đối chiếu giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, nêu lên các nguyên tắc điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


    Chương 2. Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    Chương này người viết tập trung phân tích các quy phạm pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan đến điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm phân tích nguyên tắc xem xét năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và pháp nhân, việc xác định thẩm quyền giải quyết trong một vài trường hợp và việc áp dụng pháp luật giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


    Chương 3. Thực trạng, giải pháp và kiến nghị về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế


    Chương 3 người viết tập trung đưa ra những vướng mắt, bất cập trong thực tiễn giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó có những giải pháp và kiến nghị.


    Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nói chung và quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng là quan hệ phức tạp, việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế, vì đề tài còn mới mẻ, cùng với sự hiểu biết là có hạn, năng lực tổng hợp phân tích, trình bày còn non kém nên trong quá trình cố gắng làm rỏ vấn đề vẫn còn nhiều thiết sót và thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy rất cần được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ dạy của quý Thầy, Cô và sự góp ý xây dựng của những ai quan tâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...