Luận Văn Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG .3


    1.1 TÌM HIỂU VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG .3


    1.1.1 Quan niệm về người tiêu dùng .3


    1.1.1.1 Các khái niệm về người tiêu dùng theo pháp luật các nước .4


    1.1.1.2 Quan niệm người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam 6


    1.1.2 Đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam .7


    1.1.3 Quyền lợi của người tiêu dùng .7


    1.1.4 Các quyền cơ bản của người tiêu dùng 8


    1.1.5 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .10


    1.2 KHÁI NỆM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 11


    1.2.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .12


    1.2.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 14


    1.2.3 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng 15


    1.3 LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 17


    1.3.1 Sự phát triển của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới 17


    1.3.2 Sự phát triển bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam 18


    CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 22


    2.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người tiêu dùng 22


    2.1.1 Cá nhân .22


    2.2.2 Pháp Nhân .23


    2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 24


    2.2.1 Có thiệt hại xảy ra .25


    2.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật .29


    2.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật 29


    2.2.4. Người gây thiệt hại có lỗi .31


    2.3 Những thiệt hại phải bồi thường do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng .34

    2.3.1 Thiệt về tài sản 34


    2.3.2 Thiệt hại về tín mạng .35


    2.3.3 Thiệt hại về sức khỏe .38


    2.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng 40


    2.4.1 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường 41


    2.4.2 Thay đổi mức bồi thường 42


    2.4.3 Các trường hợp không phải bồi thường 43


    2.5 Cách thức khiếu nại, khởi kiện khi quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm 45


    2.6 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại .47


    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 49


    3.1 Thực trạng về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .49


    3.1.1 Những thành tựu đạt được của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ người tiêu dùng 49


    3.1.2 Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng .55


    3.1.2.1 Từ góc độ pháp luật hiện hiện hành và trách nhiệm các cơ quan nhà nước .55


    3.1.2.2 Từ góc độ người tiêu dùng 58


    3.1.2.3 Từ góc độ Hội bảo vệ người tiêu dùng 60


    3.2 Một số vụ việc điển hình 60


    3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 63


    KẾT LUẬN 67

    1. Lý do chọn đề tài


    Bảo vệ người tiêu dùng, một vấn đề được xem là không mới nhưng cũng chưa thể nào nói là cũ ở nước ta. Việc bảo vệ người tiêu dùng từ lâu đã được quy định trong hiến pháp và nhiều các văn bản khác. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện thì gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Kết quả người tiêu dùng người tiêu dùng không được bảo vệ hiệu quả những hành vi xâm hại người tiêu dùng vẫn diễn ra ngày một tăng. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chất lượng .Vì vậy sẽ không tránh khỏi hàng hóa kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Với việc đem lại nhuận lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ làm ăn không chân chính lợi dụng thế yếu của người tiêu dùng mà xâm hại quyền lợi của họ. Đặc biệt trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam ngày càng xảy ra nhiều vụ liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tinh vi hơn mà Luật chưa tâm nhiều như bán hàng qua mạng, mua hàng quảng cáo trên truyền hình . ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người tiêu dùng gây bất bình trong dư luận song chưa được giải quyết triệt để. Với tư cách là một người tiêu dùng, gia đình, bạn bè những người xung quanh cũng bị xâm phạm. Tác giả cũng thật sự bất bình trước những hành vi vi phạm đó, xuất phát từ lợi ích bản thân đồng thời cũng mong muốn các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm với người tiêu dùng và đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực này làm lành mạnh xã hội tiêu dùng ở nước ta. Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng” để nghiên cứu.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Thông qua đề tài tác giả mong muốn một phàn nào đó giúp cho người tiêu dùng hiểu thêm về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có thêm thông tin khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình . để từ đó, giúp cho bản thân người tiêu dùng hiểu đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của bản thân, có ý thức việc tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó tác giả còn mong rằng các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các hội ở trung ương cũng như địa phương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nâng cao hơn nữa vai trò của mình hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình với xã hội và người tiêu dùng. Để trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội.

    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trọng tâm của đề tài chủ yếu nói về trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ do vi phạm về nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa dẫn đến gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trong đó trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng là trách bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không tồn tại mối quan hệ hợp đồng. Họ gây ra thiệt hại thì họ phải bồi thường (thỏa mãn một số điều kiện cần thiết). Từ đó thấy được những quyền của người tiêu dùng và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân. Tìm ra được những ưu điểm và hạn chế của những quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, hiểu rõ nguyên nhân gây nên những hạn chế để tìm ra những giải pháp phù hợp.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng đồng thời nhiều phương pháp như: sưu tầm, phân tích tài liệu từ Luật, giáo trình, sách báo, tạp chí, và lấy số liệu,thông tin từ các trang web. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích Luật viết, phương pháp đánh giá, tổng hợp vấn đề, suy lý để rút ra những kết luận. Đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các tài liệu lại với nhau và với quan điểm của một số quốc gia khác. Đề tài là một sự phân tích, lý giải các vấn đề từ mặt lí luận đến các quy định của Luật. Bên cạnh đó đề tài còn có sự rút kết, tiếp thu những kinh nghiệm của những tác giả đi trước, và trích lọc ý kiến của các nhà Luật học, các nhả chuyên môn đang làm công tác bảo vệ người tiêu dùng từ các sách báo, tạp chí bình luận, đánh giá về quyền lợi người tiêu dùng thêm vào đó trích lọc ý kiến của một số chuyên gia, . tất cả nhằm làm cho bài viết thêm sinh động và mang tính thực tế hơn.


    5. Bố cục của đề tài


    Đề tài gồm ba chương:


    Chương I: Lí luận chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng


    Chương II: Cở sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng


    Chương III: Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và giải pháp hoàn thiện


    Tuy nhiên, với kiến thức có hạn của bản thân, đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do đó, để đề tài thật sự hoàn thiện hơn tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

    • 39-.pdf
      Kích thước:
      26.2 MB
      Xem:
      1
Đang tải...