Luận Văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự

    LỜI MỜ ĐẦU 1


    Chương 1: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6


    I. VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6


    1.1 Quyền con người .6


    1.2 Quyền được bồi thường của người dân trong mối quan hệ với quyền con người và quyền công dân . 7


    II. VAN ĐỀ CHUNG VỀ OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 11


    2.1 Lược khảo luật so sánh về oan sai trong tố tụng hình sự 11


    2.1.1 Luật của các nước Châu Âu 11


    2.1.2 Trung Quốc .11


    2.1.3 Tại Cộng Hòa Liên Bang Nga 12


    2.1.4 Tại Cộng Hòa Pháp 12


    2.2 Lý luân về oan sai trong tố tụng hình sự Việt Nam .13


    2.2.1 Khái niệm về oan trong tố tụng hình sự .13


    2.2.2 Khái niệm về sai trong tố tụng hình sự .14


    2.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa oan và sai 15


    Chương 2: THỰC TRẠNG OAN SAI VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ . „ 16


    I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ĐIÊN HÌNH VỀ THỰC TRẠNG OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 16


    1.1 Thực trạng oan sai trong tố tụng hình sự .16


    1.2 Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự 18


    1.2.1 Do kiến thức pháp luật của người tiến hành tố tụng .18


    1.2.2 Do các vi phạm các nguyên tắc quan trọng của luật hình sự và luật tố tụng hình sự . 19


    1.2.3 Do xu hướng “hình sự hóa” trong phong cách làm việc của những người tiến hành tố tụng 19


    1.2.4 Những nguyên nhân khác .19


    II. VIỆC ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH sự . 21


    2.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết oan sai trong tố tụng hình sự 21


    2.1.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình Sự21


    2.1.2 Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự 25


    2.1.3 Nguyên tắc bồi thường và cơ quan có trách nhiệm bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự . 29


    2.1.4 Quy trình và thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do oan sai .34


    2.1.5 Kinh phí bồi thường 38


    2.1.6 Nghĩa vụ hoàn trả .40


    2.2 Những khó khăn, vương mắc trong việc thực hiện việc bồi thường thiệt hại do oan sai theo Nghị Quyết 388 và sự cần thiết phải ban hành luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 41


    2.2.1 Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị Quyết 388 41


    2.2.2 Những đề xuất, kiến nghị đặt ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 388 43


    Chương 3: LUẬT TRÁCH NHIÊM Bồi THƯỜNG NHÀ NƯỚC VA NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 46

    I. SỰ RA ĐỜI VÀ MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC . 46


    1.1 Sự cần thiết phải ban hành luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 46


    1.2 Quá trình ra đời Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 48


    1.3 Mục đích ban Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 49


    II. CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG OAN SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC 50


    2.1 Phạm vi trách nhiệm bồi thường và điều kiện phát sinh quyền yêu cầu, trách nhiệm bồi thường 50


    2.2 Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự 51


    2.2.1 Các trường hợp được bồi thường 51


    2.2.2 Các trường hợp không được bồi thường .53


    2.3 Cơ quan có trách nhiệm bồi thường và quản lý Nhà nước về bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự 54


    2.3.1 Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại .54


    2.3.2 Quản lý Nhà nước về bồi thường .58


    2.4 Trình tự và thủ tục giải quyết bồi thường 60


    2.5 Kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả 62


    2.5.1 Kinh phí bồi thường 62


    2.5.2 Trách nhiệm hoàn trả 63


    2.6 Áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 65


    KẾT LUẬN . 66

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Quyền con người là một trong những giá trị nhân vãn cao quý cần được tôn trọng và bảo vệ. Vấn đề quyền con người được Hiến pháp Việt Nam 1992 tại Điều 50 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật”. Chính vì thế, trong thời đại ngày nay quyền con người luôn được các Quốc gia đặt vào vị trí trung tâm, luôn cố gắng tạo ra những điều kiện để quyền con người luôn được đảm bảo trong thực tế. Và để đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân đã được pháp luật ghi nhận, Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật nhất là trong lĩnh vực tội phạm. Giải quyết các vụ án hình sự một cách khách quan, đúng pháp luật là sự thể hiện việc bảo vệ quyền con người. Nhà nước phải ngăn chặn hoặc xử lý kịp thời không để cho những hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhưng không phải vì việc xử lý nhanh chóng vụ án hình sự mà để quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm.


    Nhà nước thông qua hoạt động tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Nhưng cũng chính trong hoạt động tố tụng hình sự này mà quyền của công dân cũng dễ bị vi phạm nhất. Thông qua hoạt động tố tụng hình sự mà cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết vụ án hình sự mà ở đó số phận pháp lý của một con người sẽ được định đoạt hoặc là tước bỏ ở họ một số quyền hoặc là bảo vệ quyền của họ. Mục đích của tố tụng hình sự là xét xử đúng người, đúng tội nhưng cũng không được làm oan người vô tội. Tuy nhiên trong thời gian qua, một số nội dung của quyền con người, mà cụ thể hơn là các quyền công dân có lúc, có nơi bị xâm phạm nghiêm trọng. Tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự gây hậu quả đối với xã hội, với cá nhân người bị oan sai, xâm hại đến những quyền lợi họp pháp của công dân, làm mất niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, với Đảng và Nhà nước.


    Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số vãn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, qua đó hạn chế tình trạng oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng như ban hành các vãn bản pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhả nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra như: Nghị định 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra hay Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Và gần đây nhất là Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước được thông qua ngày 18/06/2009 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2010. Những văn bản này bước đầu đã xác lập được những cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự vẫn tồn tại và tiếp tục là vấn đề bức xúc trong thực tiễn, bên cạnh đó các cơ quan có trách nhiệm bồi thường vẫn chưa làm hết khả năng của mình trong việc giải quyết bồi thường nhằm khôi phục quyền lợi của người bị oan cũng như pháp luật điều chỉnh còn nhiều vấn đề bất cập.


    Do đó nghiên cứu vấn đề oan sai trong tố tụng hình sự là vấn đề cấp bách nhất hiện nay trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp hạn chế oan sai cũng như xây dựng một cơ chế pháp luật về bồi thường thiệt hại được hoàn thiện hơn. Đây cũng là lý do người viết chọn nội dung này làm trong tâm cho đề tài nghiên cứu của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định sự cần thiết của pháp luật về bồi thường thiết hại ở nước ta hiện nay, phân tích thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện những quy định về bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388, Thông tư 01/2004/TTLT và Thông tư 04/2006/TTLT qua đó có những kiến nghị họp lý đồng thời tìm hiểu thêm về Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước để có thể thấy được sự hoàn thiện của pháp luật trong cơ chế bồi thường thiệt hại cho người bị oan.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Bồi thường oan sai được quy định trong rất nhiều các vãn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước song trong phạm vi nghiên cứu đề tài người viết chỉ tập trung tìm hiểu chính sách bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai theo tinh thần Nghị quyết 388. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu đề tài (từ tháng 09/2009 đến tháng 11/2009) cũng là thời gian đang chờ có hiệu lực của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (Luật sẽ có hiệu lực vào 01/01/2010) nên người viết cũng dành một chương để nói về cơ chế bồi thường oan sai trong Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước song do thời gian có hạn nên người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu trách nhiệm bồi thường oan, sai trong tố tụng hình sự.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết dùng phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở song song với các phương pháp khác như sưu tầm số liệu thực tế, phân tích đánh giá số liệu và tổng hợp lý luận cũng như thực tiễn về bồi thường thiệt hại do oan sai ở Việt Nam và một số nước trên Thế giới.

    5. Bố cục của đề tài


    Ngoài lời mở đầu với kết luận, đề tài gồm có 3 chương:


    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về oan sai trong tố tụng hình sự.


    Chương 2: Thực trạng oan sai và việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết oan sai trong tố tụng hình sự.


    Chương 3: Luật trách nhiêm bồi thường Nhà nước và những quy định về bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...