Tiểu Luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một trong những nội du

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A, ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Là một trong những chế định đầu tiên của pháp luật dân sự, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được ghi nhận trong pháp luật dân sự của hầu hết các quốc gia. Bộ luật dân sự năm 2005, với nhiều quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hoàn thiện hơn nữa các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tồn tại trong những văn bản trước đó. Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của công dân và các chủ thể khác, BLDS quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là chế định độc lập nhằm khôi phục lại những lợi ích bị xâm phạm và bù đắp những thiệt hại xảy ra cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một trong những nội dung quan trọng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
    B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
    I. Khái quát chung về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
    Khi xã hội càng tiến bộ thì quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng càng được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn. Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc công nhận và bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy” (Điều 12). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng nhấn mạnh: “ Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” (Điều 17).
    C, KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
    Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức là quyền dân sự cơ bản, quan trọng của cá nhân, tổ chức. Khi quyền này bị xâm phạm gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn tại và phát triển của bên bị xâm phạm, thì người gây thiệt hại phải bồi thường những tổn thất về tinh thần và vật chất. Việc quy định trách nhiệm bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự.



    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    - Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;
    - Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
    - Th.s Nguyễn Như Quỳnh - Khoa Luật Dân sự – Đ.H Luật Hà Nội “Quyền được bảo vệ danh dư, nhân phẩm”.
    - Th.s Trần Thị Huệ “Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí luật học
    - “Một số ý kiến về khoản tiền bù đắp về tinh thần do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định tại Bộ luật dân sự”, Đinh Văn Quế / TAND. TSNDTC, số 20 (10/2009).
    - Bộ luật dân sự năm 2005
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...