Luận Văn Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong nuôi trồng thủy sản Thực trạng pháp luật và

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong nuôi trồng thủy sản: Thực trạng pháp luật và thực tiễn tại Đồng bằng sông Cửu Long

    Lời nói đầu .1


    Phần nội dung 3


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .3


    1.1 Một số vấn đề về nuôi trồng thủy sản .3


    1.1.1 Các khái niệm liên quan .3


    1.1.2 Giới thiệu khái quát về ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta 6


    1.1.3 Tình hình môi trường trong nuôi trồng thủy sản .7


    1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản .11


    1.3 Khái quát về chính sách và pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản .13


    CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC,


    CÁ NHÂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 18


    2.1 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trong việc bảo vệ môi trườn 18


    2.1.1 Tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản 19


    2.1.2 Không sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản 21


    2.1.3 Trách nhiệm giữ gìn vệ sinh khu nuôi trồng thủy sản, quản lý chất thải nuôi trồng thủy sản theo quy định về quản lý chất thải 22


    2.1.4 Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khu nuôi trồng thủy sản tập trung . 24


    2.1.4.1 Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch .25


    2.1.4.2 Bảo vệ môi trường trong khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật 26


    2.1.5 Không được xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản 31
    2.2 Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản 33

    2.2.1 Xử lý hành vi vi phạm pháp luật hành chính 33


    2.2.2 Xử lý hành vi vi phạm pháp luật hình sự 40


    2.2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại .41


    2.3 Những vấn đề tồn tại và phương hướng hoàn thiện 41


    2.3.1 Những vấn đề tồn tại 41


    2.3.2 Phương hướng hoàn thiện 44


    Kết luận 49


    Tài liệu tham khảo


    Phụ lục

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Môi trường trong sạch lành mạnh thì con người mới có được cuộc sống khỏe mạnh để hoạt động lao động phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của mỗi quốc gia nhất là ở các quốc gia đang phát triển.


    Như chứng ta đã biết, hiện nay phong trào nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang rất phát triển. Nghề đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi, đồng thời tạo hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là bấy lâu con người chỉ chú trọng phát triển kinh tế hơn là quan tâm đến bảo vệ môi trường. Do đó, nghề nuôi trồng thủy sản hiện đã và đang gây ô nhiễm môi trường và ngày càng trầm trọng hơn.


    Đe bảo vệ môi trường, Quốc hội đã thông qua luật bảo vệ môi trường 2005, trong đó tại Điều 47 quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Quy định này nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn cò đó những hạn chế chưa khắc phục do việc am hiểu và chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vấn đề thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt Nam nham đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản được thuận lợi và tốt hơn.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản với mục đích là nhằm nâng cao hiểu biết về những chính sách và pháp luật mà nhả nước ta đã đề ra nhằm phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Tiếp đến là tim hiểu vấn đề thực thi pháp luật của các cán bộ và ý thức chấp hành pháp luật của người dân có đạt được những kết quả khả quan hay không. Mục đích cuối cùng của quá trình nghiên cứu là trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, với vốn hiểu biết của mình, từ đó có một số đề xuất đóng góp nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

    3. Phạm vi nghiên cứu.


    Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong nuôi trồng thủy sản trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.


    Trong nội dung đề tài nghiên cứu của mình, người viết chủ yếu đề cập đến thực trạng một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Nghiên cứu đề tài bằng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê các quy định của pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó tìm hiếu thu thập thông tin từ các tài liệu, tạp chí, sách báo và các trang web phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Đồng thời có dẫn chứng một số hình ảnh minh họa về thực trạng ở một số địa phương nhằm làm cho bài viết sinh động hơn.


    Với phương pháp nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức hữu ích về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.


    5. Bố cục luận văn:


    Luận văn bao gồm:


    Mục lục Phần mở đầu


    Chương 1. Khái quát về nuôi trồng thủy sản và pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.


    Chương 2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong nuôi trồng thủy sản: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.


    Kết luận


    Tài liệu tham khảo Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...