Luận Văn Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản - Pháp luật và thự

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của mỗi quốc gia nhất là ở các quốc gia đang phát triển.

    Như chúng ta đã biết, hiện nay hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam đang rất phát triển. Hoạt động này đã mang lại thu nhập đáng kể cho người khai thác, đồng thời tạo hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phải thừa nhận thực tế là bấy lâu con người chỉ chú trọng phát triển kinh tế hơn là quan tâm đến bảo vệ môi trường. Do đó, hoạt động khai thác khoáng sản hiện và đang gây ô nhiễm môi trường và ngày càng nghiêm trọng hơn.

    Để bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường như là nghị quyết 41-NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Và ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường 2005, trong đó tại điều 44 quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản. Quy định này nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn đó những hạn chế chưa khắc phục do việc am hiểu và chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản còn hạn chế. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vấn đề thực thi pháp luật còn nhiều bất cập.

    Xuất phát từ tầm quan trọng của môi trường và nhiệm vụ mà Đảng đề ra trong quá trình cộng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như đã nêu trên, người viết đã chọn nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản – Pháp luật và thực tiễn”, nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu pháp luật Việt nam về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản với mục đích là nhằm nâng cao hiểu biết về những chính sách và pháp luật mà Nhà nước ta đã đề ra nhằm phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Tiếp đến là tìm hiểu vấn đề thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân có đạt được những kết quả khả quan hay không. Mục đích cuối cùng của quá trình nghiên cứu là trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trrong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, với vốn hiểu biết của mình, từ đó có một số đề xuất đóng góp nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

    3. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    Trong nội dung đề tài nghiên cứu của mình người viết chủ yếu đề cập đến một số loại khoáng sản như than, bauxite và cát trong quá trình khai thác ở một số nơi.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp: phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách, báo cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp. Đồng thời vận dụng những tư tưởng chỉ đạo của Đảng trên tinh thần các Nghị quyết qua các kỳ đại hội, cụ thể là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để làm phương hướng đề xuất những kiến nghị phù hợp với tình hình xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường ở nước ta.

    5. Cấu trúc của đề tài

    Để thuận tiện cho việc theo dõi, nghiên cứu cũng như tránh bỏ sót những vấn đề quan trọng cần đề cập, người viết phân chia luận văn làm ba chương, bao gồm:

    Chương 1. Những lý luận cơ bản về môi trường và hoạt động khai thác khoáng sản

    Chương 2. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản

    Chương 3. Thực tiễn và các giải pháp bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản

    Qua đây người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô Khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là thầy Kim Oanh Na – người đã tận tình hướng dẫn cho người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được của đề tài vẫn còn những thiếu sót nhất định do người viết còn hạn chế về trình độ, khả năng và điều kiện nghiên cứu chưa thuận lợi. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...