Trắc nghiệm Hóa học đại cương - Phần vô cơ

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 31/8/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang08/31/trac-nghiem-hoa-dai-cuong.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]
    TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
    PHẦN: VÔ CƠ
    Chương 1. Các khái niệm cơ bản
    1. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
    A. Electron có khối lượng là 0,00055 đvC và điện tích là 1-
    B. Proton có khối lượng là 1,0073 đvC và điện tích là 1+
    C. Trong nguyên tử, số proton bằng số electron
    D. Nơtron có khối lượng là 1,0073 đvC và điện tích là 1+
    2. Đồng vị là các dạng của cùng nguyên tố hóa học có cùng số trong hạt nhân nguyên tử nhưng có khác nhau vì có chứa số khác nhau.
    A. proton, nơtron, electron                 B. proton, sốkhối, nơtron
    C. electron, sốkhối, nơtron                 D. electron, nơtron, sốkhối
    3. Khối lượng nguyên tử [SUP]24[/SUP]Mg = 39,8271.10[SUP]-27 [/SUP]kg. Cho biết 1 đvC = 1,6605.10[SUP]-24 [/SUP]g. Khối lượng nguyên tử của [SUP]24[/SUP]Mg tính theo đvC bằng:
    A. 23,985 đvC               B. 66,133 đvC
    C. 24,000 đvC               D. 23,985.10[SUP]-3 [/SUP]đvC
    4. Số nguyên tử H có trong 1,8 gam H[SUB]2[/SUB]O là:
    A. 0,2989.10[SUP]23                    [/SUP]B. 0,3011.10[SUP]23[/SUP]
    C. 1,2044.10[SUP]23                    [/SUP]D. 10,8396.10[SUP]23[/SUP]
    5. Cho [SUP]7[/SUP]Li = 7,016. Phát biểu nào dưới đây đúng cho [SUP]7[/SUP]Li?
    A. [SUP]7[/SUP]Li có số khối là 7,016               
    B. [SUP]7[/SUP]Li có nguyên tửkhối là 7,016
    C. [SUP]7[/SUP]Li có khối lượng nguyên tửlà 7,016 g
    D. [SUP]7[/SUP]Li có khối lượng nguyên tửlà 7,016 đvC
    6. Phát biểu nào dưới đây không đúng cho [SUP]206[/SUP][SUB]82[/SUB]Pb?
    A. Số điện tích hạt nhân là 82               B. Số nơtron là 124
    C. Số proton là 124                              D. Số khối là 206
    7. Nếu tăng từ từ nhiệt độ dung dịch NaCl từ 10ºC lên 90ºC, giả sử nước không bị bay hơi, thì:
    A. Nồng độ mol/L của dung dịch sẽ không thay đổi
    B. Nồng độ phần trăm khối lượng của dung dịch sẽ không thay đổi
    C. Nồng độ mol/L của dung dịch sẽ tăng
    D. Nồng độ phần trăm khối lượng của dung dịch sẽ tăng
    8. Độ tan của một chất rắn thường được biểu diễn bằng số gam chất rắn hòa tan tối đa trong 100 gam nước ở nhiệt độ xác định. Độ tan của KCl ở 0ºC là 27,6. Nồng độ phần trăm khối lượng của dung dịch bão hòa KCl ở 0ºC là:
    A. 21,6%                B. 20,5%              C. 15,8%              D. 23,5%
    9. Trộn 200 mL HCl 1 M với 300 mL HCl 2 M. Nếu sự pha trộn không làm thay đổi thể tích các dung dịch đem trộn, thì dung dịch mới có nồng độ là:
    A. 1,5 M              B. 1,2 M              C. 1,6 M              D. 1,8 M
    10. Thể tích dung dịch H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4 [/SUB]14,7 M cần để điều chế 125 mL dung dịch H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4 [/SUB]3,0 M là:
    A. 25,5 mL               B. 27,5 mL              C. 22,5 mL              D. 20,5 mL
    11. Một hỗn hợp khí O[SUB]2 [/SUB]và CO[SUB]2[/SUB] có tỉ khối so với hiđro là 19. Phần trăm thể tích của O[SUB]2 [/SUB]trong hỗn hợp là:
    A. 40%              B. 50%              C. 60%              D. 70% 
    (O = 16; C = 12; H = 1)
    12. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí HCl (đktc) vào 100 mL nước để tạo thành dung dịch HCl. Nồng độ phần trăm khối lượng của dung dịch này là:
    A. 5,2%              B. 10,4%              C. 5,5%              C. 11%
    (H = 1; Cl = 35,5)
    Chương 2. Phản ứng hóa học
    1. Số oxi hóa của N trong các chất tăng dần theo thứ tự:
    A. NO < N[SUB]2[/SUB]O < NH[SUB]3[/SUB] < NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP]
    B. NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP] < N[SUB]2[/SUB] < N[SUB]2[/SUB]O < NO < NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP] < NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP]
    C. NH[SUB]3[/SUB] < N[SUB]2[/SUB] < NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP] < NO < NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP]
    D. NH[SUB]3[/SUB] < NO < N[SUB]2[/SUB]O < NO[SUB]2 [/SUB]< N[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB]
    2. Số oxi hóa của Fe trong FexOy là:
    A. +2x            B. +2y            C. +2y/x            D. +2x/y
    3. Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử?
    A. CaCO3 → CaO + CO2
    B. 2NaHSO3 → Na2SO3+ SO2+ H2O
    C. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2+ O2
    D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3+ 3H2O
    4. Trong các phản ứng dưới đây:
    a) Fe + 2HCl → FeCl2+ H2
    b) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
    c) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
    d) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
    Số phản ứng không phải phản ứng oxi hóa - khử là:
    A. 1            B. 2            C. 3            D. 4
    5. Phản ứng nào dưới đây, nước đóng vai trò là chất oxi hóa?
    A. NH3+ H2O ↔ NH4 + + OH-
    B. 2F2+ 2H2O → 4HF + O2
    C. HCl + H2O → H3O + + Cl-
    D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
    6. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất khử?
    A. 4HCl + 2Cu + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
    B. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2+ 2H2O
    C. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
    D. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
    7. Cho phản ứng: 3Sn[SUP]2+ [/SUP]+ Cr[SUB]2[/SUB]O[SUB]7[/SUB][SUP]2- [/SUP]+ 14H[SUP]+ [/SUP]→ 3Sn[SUP]4+ [/SUP]+ 2Cr[SUP]3+ [/SUP]+ 7H[SUB]2[/SUB]O. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
    A. H+ là chất oxi hóa.
    B. Sn[SUP]2+ [/SUP]bị khử.
    C. Axit không quan trọng đối với phản ứng.
    D. Cr[SUB]2[/SUB]O[SUB]7[/SUB][SUP]2-[/SUP] là chất oxi hóa.
    8. Trong không khí có H[SUB]2[/SUB]S, Ag bị hóa đen do có phản ứng sau: 2Ag + H2S + 1/2O2 → Ag2S + H2O
    Trong phản ứng trên:
    A. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hóa
    B. Ag là chất oxi hóa, H2 S là chất khử
    C. Oxi là chất oxi hóa, Ag là chất khử
    D. Oxi là chất oxi hóa, Ag bị khử
    9. Cho phương trình phản ứng: FeCu[SUB]2[/SUB]S[SUB]2 [/SUB]+ O[SUB]2[/SUB]  → Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3 [/SUB]+ CuO + SO[SUB]2[/SUB]
    Sau khi cân bằng, hệ số của FeCu[SUB]2[/SUB]S[SUB]2[/SUB] và O[SUB]2 [/SUB]là:
    A. 4 và 15              B. 1 và 7              C. 2 và 12              D. 4 và 30
    10. Tính lượng HNO[SUB]3[/SUB] cần để phản ứng vừa đủ với 0,04 mol Al theo phản ứng sau:
    Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
    A. 0,180 mol               B. 0,015 mol              C. 0,150 mol               D. 0,040 mol
    11. Cho phản ứng: HCl + KMnO4 → Cl2 + KCl + MnCl2+ H2O
    Số mol KMnO4 cần để phản ứng với 0,8 mol HCl theo phương trình trên là:
    A. 0,05 mol                B. 0,10 mol               C. 0,16 mol               D. 0,20 mol
    12. Cho phản ứng FeS2 + HNO3 + HCl → FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O. Khi phản ứng cân bằng, tỉ lệ hệ số giữa chất oxi hóa và chất khử là:
    A. 3 : 1              B. 5 : 1                C. 7 : 1               D. 1 : 5
    13. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trung hòa?
    A. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
    B. H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O
    C. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + CO2
    D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
    14. Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, axit là chất:
    A. khi tan trong nước làm tăng nồng độ ion H+
    B. khi tan trong nước làm giảm nồng độion H+
    C. có khả năng nhường proton cho chất khác
    D. có khả năng nhận proton từ chất khác
    15. Cho ba phản ứng sau:
    (1) Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O
    (2) Ca(HCO3)2 + 2HCl →CaCl2+ 2CO2+ 2H2O
    (3) Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → 2NaHCO3 + CaCO3
    Vai trò của ion HCO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] trong các phản ứng trên như sau:
    A. Trong (1) là bazơ, trong (2) là axit, trong (3) không là axit cũng không là bazơ
    B. Trong (1) là axit, trong (2) là bazơ, trong (3) không là axit cũng không là bazơ
    C. Trong (1) là bazơ, trong (2) là axit, trong (3) là bazơ
    D. Trong (1) là bazơ, trong (2) là axit, trong (3) là axit
     
Đang tải...