Luận Văn Trắc nghiệm bốn loại thuốc xử lý ra hoa trái vụ (nitrat kali, paclobutrazol, thiourea và ethephon) t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhằm mục đích chọn được ít nhất một loại hóa chất và một qui trình tối ưu cho kết
    quả xử lý ra hoa tốt nhất trên xoài Thanh ca ở vùng Bảy Núi. Đề tài “ Trắc nghiệm bốn loại
    thuốc xử lý trái vụ (Nitrat kali, Paclobutrazol, Thiourea và Ethephon) trên xoài Thanh
    Ca ở xã Ba Chúc, Tri Tôn An Giang” được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề trên.
    Bố trí các thí nghiệm theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB) trên 3 điểm
    vườn xoài tại vùng nghiên cứu với 4 loại thuốc Nitrat kali, Cultar, Thiourea và Ethephon. Số
    liệu được phân tích phương sai và LSD bằng chương trình MSTATC và phân tích tương quan
    bằng chương trình EXCEL. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
    Thời gian tạo mầm hoa trên xoài Thanh Ca do tưới Paclobutrazol trong đất dao động
    trong khoảng 85 – 97 (trung bình 90 ngày) tuỳ thuộc vào tuổi cây, còn đối với các hoá chất
    XLRH khác xịt trên lá như Thiourea, Nitrat kali và Ethephon trung bình là 15 ngày.
    Tỉ lệ chồi ra hoa 25 ngày sau XLRH cao nhất ở nghiệm thức kết hợp tưới đất bằng
    PBZ và phun Thiourea trên lá là 100%; thứ hai là nghiệm thức chỉ phun Thiourea riêng rẽ trên
    lá với tỉ lệ 80% số chồi ra hoa; thứ ba là nghiệm thức Ethephon (64%); sau cùng nghiệm thức
    phun Nitrat kali (33%) xấp xỉ tỉ lệ chồi ra hoa với nghiệm thức đối chứng chỉ tưới PBZ vào
    trong đất.Đối với xoài Thanh Ca áp dụng PBZ tưới đất cho tỉ lệ đậu trái cao 57% và kết hợp xử
    lý thêm thiourea làm tăng đậu trái đến 85%. Còn đối với Ethephon và KNO3 cho tỉ lệ đậu trái
    thấp. Không có sự tương quan giữa tỉ lệ đậu trái với trọng lượng trái thu hoạch.
    Tổng số trái của các nghiệm thức có tưới PBZ vào đất cao so với các nghiệm thức
    khác, trong đó đối chứng (tưới PBZ đất) là 211 trái/ cây; đặc biệt nghiệm thức nào có kết hợp
    với phun Thiourea trên lá thì số trái rất cao đạt 228 trái/ cây. Có sự tương quan rất chặt giữa
    số trái/ cây với trọng lượng trái. Tỉ lệ trái loại 1 thương phẩm trung bình là 58,3% (55 - 60%),
    trong đó nghiệm thức tưới PBZ + Thiourea có tỉ lệ trái loại 1 đạt cao nhất là 60,2%.
    Hai nghiệm thức có xử lý bằng PBZ tưới đất cho trọng lượng trái cao từ 53 – 55 kg/
    cây. Nghiệm thức XLRH bằng Ethephon cũng cao 55kg/ cây, nhưng nghiệm thức phun Nitrat
    kali cho trọng lượng trái thấp hơn (42,6 kg/ cây) và thấp nhất là nghiệm thức chỉ sử dụng đơn
    lẻ bằng thiourea (38,2 kg/ cây). Xoài Thanh Ca còn tơ thì trọng lượng trái/ cây cao hơn xoài
    nhiều năm tuổi. Việc tưới đất bằng PBZ kích thích tạo mầm hoa 2 tháng trước khi XLRH
    bằng thiourea cho trọng lượng trái/ cây đạt hiệu quả tốt.
    Tỉ lệ trọng lượng trái mùa nghịch/ mùa thuận của hai nghiệm thức có tưới PBZ có tỉ
    lệ cao tuần tự là 53,9% và 52,8% chứng tỏ có tác động của loại hoá chất nầy trên sự gia tăng
    trong lượng trái mùa nghịch so với mùa thuận. Ethphon lại cho tỉ lệ trọng lượng trái mùa
    nghịch cao nhất với 55,7% là điều đáng chú ý đối với loại hoá chất XLRH nầy.
    Căn cứ vào các chỉ số lãi/ vốn, thu nhập biên (MRR) của mùa thuận so với mùa
    nghịch đã chọn ra được 3 nghiệm thức có hiệu quả đầu tư cao là PBZ tưới đất (lãi/ vốn = 2,7;
    MRR = 12,8), PBZ tưới đất + phun kích thích ra hoa bằng thiourea ((lãi/ vốn = 2,1; MRR =
    3,9) và Ethephon (lãi/ vốn = 2,1; MRR = 4,2).
    Từ kết quả của thí nghiệm có thể chọn quy trình xử lý kết hợp tưới đất bằng PBZ và
    phun trên lá bằng thiourea. Vào đầu mùa mưa làm cỏ, tỉa cành, bón phân cho cây xoài. Đến
    cuối tháng 6 dương lịch tưới PBZ với liều lượng sử dụng 100g/ cây (loại bột) pha 40 lít nước
    tưới chung quanh đường kính tán. Từ giữa đến cuối tháng 9, phun thiourea nồng độ 0,5% trên
    lá nhằm kích thích chồi ra hoa. Cần chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh, bón phân, bón lá.
    Mùa thu hoạch xoài nghịch vào khoảng thượng tuần tháng 2 dương lịch năm sau.
    Cần tiếp tục thí nghiệm khác về khả năng kết hợp giữa PBZ tưới đất với Ethephon và
    Nitrat kali phun trên lá để so sánh với kết hợp Thiourea trong thí nghiệm nầy.
    ii
    MỤC LỤC Trang
    Lời cảm tạ i
    Tóm tắt ii
    Mục lục iii
    Danh sách bảng vi
    Danh sách hình vii
    Kí hiệu và viết tắt . viii
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
    A MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 1
    I. MỤC TIÊU 1
    II. NỘI DUNG . 1
    B ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    I. ĐỐI TƯỢNG 2
    II. PHẠM VI. . 2
    C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    I CƠ SỞ LÝ LUẬN . 2
    1.1 Đặc điểm giống xoài Thanh ca . 2
    1.2 Đặc điểm ra hoa của cây xoài 2
    1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài 4
    1.3.1 Môi trường . 4
    1.3.2 Tuổi lá 4
    1.3.3 Chất dinh dưỡng và chất đồng hoá hay tỉ số C/N 4
    1.3.4 Gibberelin 5
    1.4 Hoá chất xử lý ra hoa xoài 5
    1.4.1 Nitrate kali . 5
    1.4.1.
    1
    Cơ chế tác động của nitrate kali 5
    1.4.1.
    2
    Đáp ứng của giống đối với nitrate kali 6
    1.4.1.
    3
    Liều lượng nitrate kali . 6
    1.4.2 Paclobutrazol 6
    1.4.2.
    1
    Tính chất cơ bản của PBZ . 7
    1.4.2.
    2
    Sự vận chuyển PBZ trong cây . 7
    iii
    1.4.2.
    3
    Ảnh hưởng đến sự ra hoa, năng suất và phẩm chất trái 7
    1.4.2.
    4
    Phương pháp xử lý PBZ 8
    1.4.3 Thiourea . 8
    1.4.4 Ethylene và chất tổng hợp Ethephon . 9
    1.4.4.
    1
    Ethylene 9
    1.4.4.
    2
    Ethephon . 9
    1.5 Mùa vụ ra hoa xoài 10
    1.6 Quy trình xử lý ra hoa xoài 10
    1.7 Một số sâu bệnh chính gây hại trên cây xoài . 11
    II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    2.1 Phương tiện . 14
    2.1.1 Địa điểm thực hiện . 14
    2.1.2 Thời gian thực hiện 14
    2.1.3 Giống xoài . 14
    2.1.4 Hoá chất và các loại vật tư nông nghiệp 15
    2.2 Phương pháp 15
    2.2.1 Bố trí thí nghiệm . 15
    2.2.2 Qui trình chăm sóc . 16
    2.2.3 Phương pháp xử lý ra hoa 16
    2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi và đo đếm . 17
    2.2.5 So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế . 17
    2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu . 18
    CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 19
    2.1 Ghi nhận tổng quát 19
    2.1.1 Tình hình thời tiết 19
    2.1.2 Tình hình sâu bệnh . 20
    2.2 Lịch trình xử lý ra hoa và thu thập số liệu 21
    2.3 Đặc tính ra hoa . 21
    2.3.1 Thời gian tạo mầm hoa xoài từ khi tưới Paclobutrazol đến nhú mầm hoa 21
    2.3.2 Thời gian từ xử lý hoá chất trên lá đến khi nhú mầm hoa . 22
    2.4 Tỉ lệ chồi ra hoa . 23
    2.4.1 Tỉ lệ chồi ra hoa 15 ngày sau khi xử lý hoá chất . 23
    2.4.2 Tỉ lệ chồi ra hoa 25 ngày sau khi xử lý hoá chất . 24
    iv
    2.5 Sự đậu trái 24
    2.5.1 Tỉ lệ đậu trái . 25
    2.5.2 Sự tương quan giữa tỉ lệ đậu trái và trọng lượng trái 25
    2.6 Số trái thu hoạch 27
    2.6.1 Tổng số trái 27
    2.6.2 Tương quan giữa số trái và trọng lượng trái 28
    2.6.3 Số trái loại 1 . 29
    2.6.4 Tỉ lệ trái loại 1 trên tổng số trái . 30
    2.6.5 Số trái loại 2 . 31
    2.7 Trọng lượng trái thu hoạch 31
    2.7.1 Trọng lượng trái loại 1 . 31
    2.7.2 Trọng lượng trái loại 2 . 32
    2.7.3 Tổng trọng lượng trái 2 loại 33
    2.7.3.
    1
    Trọng lượng trái mùa thuận 33
    2.7.3.
    2 Trọng lượng trái mùa nghịch của thí nghiệm 33
    2.7.3.
    3
    Phần trăm trọng lượng trái mùa nghịch trên mùa thuận 34
    2.8 Hiệu quả kinh tế mùa nghịch 35
    2.8.1 Doanh thu 35
    2.8.2 Chi phí . 36
    2.8.2.
    1
    Chi phí chung 36
    2.8.2.
    2
    Chi phí hóa chất xử lý ra hoa mùa nghịch theo từng nghiệm thức . 36
    2.8.2.
    3
    Tổng chi phí XLRH mùa nghịch theo từng nghiệm thức . 37
    2.8.2.
    4
    Hiệu quả kinh tế của xoài mùa nghịch đối với mùa thuận 37
    2.9 Quy trình xử lý ra hoa xoài Thanh Ca mùa nghịch . 39
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
    I KẾT LUẬN . 41
    II KIẾN NGHỊ 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 43
    PHỤ CHƯƠNG . 46
    Phụ chương 1: Chi phí hóa chất xử lý ra hoa 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...