Sách Tra cứu Trà dược - tửu dược

Thảo luận trong 'Sách Y Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRÀ DƯỢC – TỬU DƯỢC
    10 loại trà dược chống mệt mỏi 1
    Những tác dụng của việc uống trà 3
    Những điều cần tránh khi uống trà .3
    Công dụng và cách dùng dâm dương hoắc .4
    Rượu thuốc cho người cao tuổi 5
    Rượu thuốc dùng trong mùa thu .6
    Trà có thể giúp xương thêm chắc .8
    Trà cúc giúp giảm đau trong 'ngày ấy' 8
    Trà dược an thần .9
    Trà dược cho người bị hen phế quản 10
    Trà dược cho người bị hen phế quản 12
    Trà dược phòng chống tiểu đường .12
    Trà kỷ tử - vị thuốc chữa nhiều bệnh 14
    Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim 15
    Trà tâng thâm, đồ uống dân gian độc đáo 16
    Trà thuốc làm giảm mỡ máu .18
    Trà và những điều cấm kỵ 18
    Trà xanh có thể bảo vệ tim .19
    Trà xanh không có tác dụng với bệnh ung thư tuyến tiền liệt 20
    Trà xanh ngăn chặn sự lây lan của ung thư 20
    Trà xanh trị viêm họng .20
    Trà ô long ngừa tăng huyết áp 21
    Trà đen cải thiện tuần hoàn máu .21
    Trà đen làm giảm cholesterol xấu .22
    Trà, cà phê có thể cắt cơn đau đầu .22
    Uống trà có lợi cho tóc và da 22
    Uống trà giúp ngăn ngừa ung thư .23
    Trà vi bách bệnh chi dược 23
    10 loại trà dược chống mệt mỏi
    1
    Quế chi cam thảo trà rất tốt cho người lao động ngoài trời vào mùa đông; thủ ô đan sâm trà có lợi cho người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp . Căn cứ vào tính chất công việc, thời tiết và thể chất mà người ta lựa chọn những loại trà dược hiệu quả nhất.
    1. Độc sâm trà: Nhân sâm thái phiến hoặc nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3-9 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay trà. Công dụng bổ khí cường thân, hồi phục sinh lực sau lao động rất tốt, đặc biệt là lao động cơ bắp. Người bị huyết áp cao không nên dùng.
    2. Nhân sâm đại táo trà: Nhân sâm 3-5 g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hột, hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 phút thì dùng được. Công dụng bổ khí sinh huyết.
    3. Nhân sâm liên tử trà: Nhân sâm 6 g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10 g đập vụn ngâm trong nước 30 phút, cho thêm ít đường phèn rồi hấp cách thủy, sau 1 giờ thì dùng được. Công dụng bổ ích tỳ phế, cường tráng thân thể.
    4. Tăng dịch ích âm trà: Huyền sâm 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, sinh địa 12 g, ngọc trúc 12 g. Các vị thái phiến hoặc nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút. Công dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, rất tốt cho những người lao động trong điều kiện nắng nóng, háo khát do ra mồ hôi nhiều. Người tỳ hư đi lỏng không nên dùng.
    5. Thanh hao mai đông trà: Thanh hao 15 g, ô mai 7 g, mạch môn 10 g, lá sen tươi 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho những người lao động trong mùa hè nắng nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi nhiều. Người tỳ vị hư yếu, tiết tả không nên dùng.
    6. Hoàng kỳ táo khương trà: Hoàng kỳ sao 10 g, đại táo 3 quả bỏ hột, gừng tươi 2 lát. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút thì dùng được. Có công dụng ích khí phù chính, rất tốt cho người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá dễ bị cảm mạo.
    7. Quế chi cam thảo trà: Quế chi 10 g, cam thảo sống 5 g nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí, tốt cho những người lao động ngoài trời vào mùa đông hoặc công nhân nhà máy nước đá, đông lạnh. Những người có chứng nhiệt không nên dùng.
    8. Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà: Ngũ vị tử 6 g, kỷ tử 6 g, toan táo nhân sao đen 6 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Có công dụng định tâm an thần, kiện não ích trí, tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.
    9. Thủ ô đan sâm trà: Hà thủ ô chế 25 g, đan sâm 25 g, mật ong vừa đủ. Các vị tán vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Người có huyết áp thấp không nên dùng.
    10. Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà: Ba kích 20 g, ngưu tất 15 g, đỗ trọng 20 g, ngũ vị tử 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ôn bổ thận can, làm mạnh gân cốt, dùng rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều.
    Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
    2
    Những tác dụng của việc uống trà
    Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng hằng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật.
    Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh parkinson và hạn chế sự loãng xương ở người già.
    Trà cũng được biết đến như một loại thuốc giải độc công hiệu. Trong Đông y, nó được dùng trong một số trường hợp nhiễm độc kiềm và thảo dược. Những người làm việc với tia phóng xạ vẫn xem thói quen uống trà hằng ngày là giải pháp tự bảo vệ mình trước các tia bức xạ độc hại. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác dụng thu giữ, làm lắng đọng các gốc kim loại tự do, có thể dùng cho những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Tình trạng nhiễm độc CO2 ở các lò than hay ngộ độc rượu cũng có thể giảm bớt nhờ uống trà đặc. Ngoài ra, chất tanin trong thứ đồ uống này còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp.
    Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.
    Những điều cần tránh khi uống trà
    Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
    Ngoài ra, khi uống trà cũng cần chú ý:
    - Không nên uống trà lạnh: Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
    - Không nên uống nước chè đặc thường xuyên: Uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể 3
    làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitaminh B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.
    - Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú mà uống nước chè đặc thì sữa cũng ít đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...