Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Tự Động Hóa THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở TÀI LIỆU BAO GỒM: BÀI BÁO CÁO, CODE CHƯƠNG TRÌNH LIÊN QUAN, TỦ ĐIỆN, MẠCH ĐIỆN, TÀI LIỆU KHAM KHẢO .
    Dựa trên hệ thống xử lý nước thải thực tế đang hoạt động tại nhà máy đường Trị An, em đã xây dựng một mô hình gần giống với thực tế, thay thế các máy bơm, máy thổi khí ba pha công suất lớn bằng các máy bơm, máy oxy sử dụng trong các hồ cá cảnh, thay các contactor đóng ngắt công suất lớn bằng các relay, sử dụng một công tắc giả lập cho các sensor cảm biến đo nồng độ pH của nước thải, Mô hình có thể hoạt động ở hai chế độ tự động Auto và bằng tay Manual. Ở chế độ bằng tay, người vận hành có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của hệ thống. Ở chế độ Auto, hệ thống sẽ tự động chạy theo đúng quy trình công nghệ bằng sự điều khiển của PLC Mtisubishi,với thông số thời gian hoạt động của các thiết bị được nạp xuống PLC từ máy tính, đồng thời máy tính cũng giám sát được trạng thái của các thiết bị (đang đóng hay mở).
    1.1 Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải:
    1.2.1 Định nghĩa:
    Ø Nước thải:
    Mục đích của quá trình xử lý nước thải là loại bỏ các chất ô nhiễm.Những chất này có thể tồn tại ở các dạng khác nhau trong nước thải:chất hòa tan hay chất rắn lơ lửng, có thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học hay không thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học
    Thành phần chất hữu cơ trong nước thải được thể hiện đặc trưng qua các đại lượng BOD, COD hay TOC.BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) đặc trưng cho phần chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học.COD (nhu cầu oxy hóa học) và TOC (tổng chất hữu cơ) đặc trưng cho tổng các chất hữu cơ

    Sơ đồ trên chỉ ra những thành phần khác nhau trong nước thải. Những thành phần này tồn tại ở những dạng khác nhau: chúng có thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học hay không thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học, là chất tan hay chất rắn lơ lửng.
    Các chất vô cơ hòa tan, chất lơ lửng (vô cơ,hữu cơ) có thể loại bỏ bằng phương pháp hóa lý. Trong khi đó, phần lớn những chất hưu cơ có thể phân hủy sinh học thì được loại bỏ bằng phương pháp sinh học. Những thành phần tan và không thể phân hủy sinh học sẽ còn ở lại nước thải sau xử lý.
    Các thành phần vô cơ trong nước thải bao gồm : các nguyên tố đơn như là Canxi (Ca) , Cloride (Cl) , sắt (Fe) , crôm (Cr) , kẽm (Zn), và các hợp chất như: nitrát (NO­[SUB]4[/SUB]), sunphat (SO[SUB]4[/SUB]). Các thành phần hòa chất vô cơ liên quan bao gồm: amonia tự do, nitơ hưu cơ, nitrit, nitrat, phospho hữu cơ và phospho vô cơ. Trong đó Nitơ và Phospho là 2 chất dinh dưỡng quan trọng rất phổ biến và lien quan đến sự phát triển các thủy sinh vật không có lợi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...