Chuyên Đề Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

    I. Đặt Vấn Đề

    - Mục Đích: tìm hiểu về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010
    - Đối Tượng: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế
    - Phạm Vi: tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2006-2010

    II.Nội Dung

    1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế

    1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội

    Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông.
    Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579 người.
    Địa Lý:
    Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.

    Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.

    Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.

    Khí hậu

    Khí hậu Thừa Thiên-Huế là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.

    Giao thông

    Quốc lộ 1, 14 và đường sắt Bắc-Nam nối Thừa Thiên-Huế với các tỉnh khác. Phía tây có cửa khẩu Hồng Vân-A Đớt nằm ở huyện A Lưới. Thành phố Huế cách sân bay quốc tế Phú Bài - Thị xã Hương Thuỷ khoảng 15 km, cảng Thuận An 12 km và cảng nước sâu Chân Mây 50km.

    Hành chính

    Thừa Thiên-Huế có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với 151 xã, phường, thị trấn.


    Mục Lục

    I.Đặt Vấn Đề
    1. Mục đích
    2. Đối tượng
    3. Phạm vi

    II. Nội Dung
    1. Vài nét về tỉnh Thừa Thiên Huế
    1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
    1.2. Khó khăn, thuận lợi
    2.Tổng quát tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
    2.1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế
    2.2 Tăng trưởng và đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP
    3. Thực trạng tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010
    3.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế
    3.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế
    3.2.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
    3.2.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
    3.2.3. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp
    3.2.4. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn-nông nghiệp-nông dân

    III. Đánh giá chung và kết luận
    1. Những kết quả đạt được
    2. Những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém

    IV. Các giải pháp, phương hướng đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
     
Đang tải...