Luận Văn Tổng quan về vốn oda đối với các nước đang phát triển

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tổng quan về vốn oda đối với các nước đang phát triển

    MỞ ĐẦU

    1. Tớnh cấp thiết của đề tài
    - Trong sự nghiệp phỏt triển kinh tế - xó hội của đất nước, nguồn lực trong nước đóng vai trũ quyết định, nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng. Nguồn vốn hỗ trợ phỏt triển chớnh thức (ODA) là một trong những nguồn lực bờn ngoài đóng vai trũ hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xó hội của Lào.
    - Là một quốc gia chậm phát triển trong khu vực Đông nam Á, Lào cần tăng cường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài trong đó tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển trong nước đóng vai trũ quan trọng.
    - Việc thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào đang là vần đề nóng bỏng được đảng và nhà nước Lào hết sức quan tâm trong tiến trỡnh toàn cầu hoỏ hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    - Nõng cao tớnh lý luận về vốn nói chung, nguồn vốn ODA nói riêng làm cơ sở lý luận cho quỏ trỡnh cụng tỏc sau này.
    - Đánh giá thực trạng việc tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào giai đoạn 2000-2006.
    - Kiến nghị và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, và các vấn đề tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào.
    - Phạm vi nghiờn cứu: Nghiên cứu việc tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào giai đoạn 2000-2006, những bất cập, tồn tại và các giải pháp nhằm nâng cao việc tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào giai đoạn 2000-2006.
    4. Phương phỏp nghiờn cứu
    Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, tổng hợp và lối tư duy phân tích logic.
    5. Những đóng góp của luận văn
    - Luận văn đó gúp phần làm rừ thờm tớnh lý luận thực tiễn về nguồn vốn ODA và tỡnh hỡnh thu hỳt vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào.
    - Đánh giá được thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào giai đoạn 2000-2006.
    - Đưa ra được các giải pháp có tính thực tiễn đối với việc tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư phát triển tại Lào.
    6. Kết cấu luận văn
    Luận văn được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về vốn ODA
    Chương 2: Thực trạng thu hỳt vốn ODA tại Cộng hoà dõn chủ nhõn dõn Lào giai đoạn 2000-2006
    Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA tại Cộng hoà dõn chủ nhõn dõn Lào

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

    1.1. TỔNG QUAN VỀ ODA

    1.1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và xu hướng phát triển ODA trên thế giới
    1.1.1.1 Nguồn gốc ODA
    Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hỡnh thành từ những năm sau của Chiến tranh thế giới II, khi nền kinh tế của các nước đều lâm vào tỡnh trạng khủng hoảng trờn toàn thế giới và tại cỏc khu vực dần hỡnh thành nờn cỏc ngõn hàng, cỏc quỹ tiền tệ nhằm mục đích trợ giúp nhau khôi phục, phát triển và liên kết kinh tế, phát huy được mọi tiềm năng trong cũng như ngoài nước. Tháng 7-1944, Ngân hàng Thế giới về Tái thiết và Phát triển (IBRD- International Bank for Reconstruction and Development) và cũng được biết tới dưới tên gọi Ngân hàng thế giới, là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc được thành lập tại Hội nghị Bretton Woods về tài chính và tiền tệ. Mục tiêu chính của Ngân hàng là tham gia vào quá trỡnh tỏi thiết và phỏt triển của cỏc quốc gia thành viên, thông qua việc giúp đỡ những khoản vốn đầu tư dành cho các mục tiêu sản xuất và thúc đẩy đầu tư tư nhân nước ngoài bằng cách bảo lónh cỏc khoản vay theo cỏc điều kiện thương mại hay tham gia vào các khoản vay.
    Trong thời gian đầu khi Ngân hàng mới ra đời, những khoản vay chủ yếu được cấp cho các nước Châu Âu. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 60, phần lớn số tiền cho vay lại được cấp cho những nước có nền kinh tế đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ La Tinh. Trong những năm 80, Ngân hàng đặc biệt chú ý tới những dự án giúp đỡ trực tiếp những người nghèo tại các quốc gia đang phát triển.
    Cũng tại Hội nghị tài chính và tiền tệ của Liên Hợp Quốc này, 44 nước đó thống nhất thành lập Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngày 27-12-1945, điều lệ của Quỹ tiền tệ Quốc tế đó được 29 nước ký kết và ngày 1-3-1947, Quỹ bắt đầu hoạt động và tiến hành những khoản cho vay đầu tiên. Quỹ hoạt động như một loại ngân hàng quốc tế cho vay trợ giúp các nước có khó khăn về cán cân thanh toán, trợ giúp các nước cú thu nhập trung bỡnh, thấp và giỏm sỏt khủng hoảng nợ quốc tế.
    Ngay từ nửa cuối những năm 40, ODA đó được hỡnh thành và tồn tại như một hỡnh thức di chuyển vốn phỏt triển hay GDP từ những nước giàu sang nước nghèo, một phần ngân sách của các nước giàu đó được trích ra để bổ sung vào nguồn ngân sách rất ít ỏi của các nước kém và chậm phát triển.
    Một sự kiện rất quan trong là ngày 14-12-1960, theo kế hoạch Marshall tại Pari, các nước Châu Âu đệ xuất một chương trỡnh hợp tỏc hồi phục kinh tế tài trợ, và Tổ chức Hợp tỏc Kinh tế Châu Âu (OEEC), ngày nay được biết đến như là Tổ chức hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), được thành lập để thực hiện kế hoạch Marshall. Mục tiêu của kế hoạch là trợ giúp những nước Chõu Âu khôi phục lại nền kinh tế đó bị tàn phỏ trong chiến tranh, cụ thể là:
    - Đạt được một sự phát triển kinh tế cao bền vững, lao động và mức sống tăng trưởng cao nhất tại các nước thành viên, đồng thời duy trỡ được ổn định tài chính , góp phần hơn nữa vào phát triển kinh tế thế giới.
    - Hỗ trợ phỏt triển kinh tế cỏc nước thành viên cũng như các nước không phải là thành viên trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế chung.
    - Tăng cường phát triển thương mại thế giới trên cơ sở đa phương phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế
    OECD bao gồm 20 nước thành viên, ban đầu đó đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển , các nước OECD đó lập ra những uỷ ban chuyờn mụn, trong đó có Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư . Thành viên ban đầu của DAC gồm 18 nước hiện nay gồm : Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ailen, Ý, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Anh, Mỹ, Úc, Niu Dilan, Nhật Bản, Phần Lan, Luxămbua, Tây Ban Nha và Uỷ ban của Cộng đồng Chõu Âu. IBRD, IMF, và UNDP tham dự các cuộc họp của DAC với tư cách là các quan sát viên thường trực. Ba nước OECD là Hy lạp, Aixơlen và Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thành viên của DAC nhưng vẫn tham dự trong các cuộc họp quan trọng. Thường kỳ các nước thành viên DAC thông báo cho uỷ ban các khoản đóng góp của họ cho các chương trỡnh viện trợ phỏt triển và trao đổi với nhau các vấn đề liên quan tới chính sách viện trợ phát triển và trao đổi với nhau các vấn đề liên quan tới chính sách viện trợ phát triển. Năm 1996, DAC đó cho ra đời bản báo cáo “Kiến tạo thế kỷ XXI- Vai trũ của hợp tỏc phỏt triển”. Bỏo cỏo này đó núi tới một vai trũ khỏc của viện trợ nước ngoài vai trũ cung cấp vốn mà đó được thực hiện sau này. Đó là viện trợ phát triển phải chú trọng vào việc hỗ trợ cho các nước nhận có được thể chế và những chính sách phù hợp chứ không phải chỉ cấp vốn. Dĩ nhiên tiền cũng là vấn đề quan trọng nhưng viện trợ có hiệu quả phải mang lại cả tài chính lẫn ý tưởng, và sự kết hợp giữa hai yếu tố đó có ỹ nghĩa thực sự quan trọng
    Một yếu tố nữa thúc đẩy quá trỡnh phỏt triển ODA trờn thế giới là xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Bản thân các nước phát triển nhỡn thấy lợi ớch của mỡnh trong việc hợp tỏc, giỳp đỡ các nước chậm phát triển để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư , trực diện là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) của họ vào các nước đang phát triển. Đi liền với sự quan tâm và lợi ích kinh tế đó, các nước phát triển cũn sử dụng ODA như một công cụ chính trị xác định vị trí ảnh hưởng tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA nhất là đối với các nước lớn.
    Mặt khác, một số vấn đề quốc tế đang nổi cộm lên như bùng nổ dân số thế giơi, bảo vệ môi trường sống trong sạch và an ninh, phũng chống bệnh AIDS giải quyết cỏc cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đũi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế, không phân biệt nước giàu , nghèo.
    Cho tới nay, trải qua trờn nửa thế kỷ phỏt triển của mỡnh, ODA vẫn đang đóng một vai trũ rất quan trọng đối với những nước đang và chậm phát triển trong quá trỡnh thỳc đẩy, xây dựng, cải tạo, củng cố và phỏt triển kinh tế.
    1.1.1.2 Khỏi niệm về hỗ trợ phỏt triển chớnh thức (ODA)
     
Đang tải...