Tiểu Luận Tổng quan về tính chuyển đổi của một đồng tiền.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG TIỀN
    1.1.1/Khái niệm về đồng tiền
    Do từ “tiền” (money) được dùng một cách tự nhiên trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, nó có thể có nhiều nghĩa, nhưng đối với nhà kinh tế, nó có một nghĩa riêng. Đầu tiên, cần thấy rằng Tiền là vật ngang giá chung được chấp nhận trong thanh toán. Như vậy, nếu mọi người cùng chấp nhận lá cây hay thậm chí là cát thì đương nhiên những vật ấy cuũng được gọi là tiền. Các nhà kinh tế cũng xuất phát từ quan điểm trên và đưa ra định nghĩa: “tiền” được coi là bất cứ cái gì được chấp nhận chung cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc trả các món nợ. Đồng tiền (currency) là những tờ VNĐ giấy hay tiền kim loại, rõ ràng là phù hợp với định nghĩa vừa nêu trên của một kiểu tiền.
    Ban đầu, tiền chỉ là những vật ngẫu nhiên được chọn làm trung gian trong thanh toán, trao đổi như vỏ sò, đồng, nhôm, .Nhưng dần dần, vai trò đó được cố định ở vàng và bạc bởi vì chúng đáp ứng được nhiều nhất những gì mà một đồng tiền hàng hóa (commodity) cần có.
    Theo thời gian, nền sản xuất xã hội càng ngày càng phát triển, thúc đẩy sự gia tăng không ngừng của nhu cầu tiền tệ phục vụ lưu thông hàng hóa. Đồng thời, kim loại quý được sử dụng trong các ngành công nghiệp và trang sức cũng ngày càng nhiều hơn. Trong khi lượng kim quý khai thác được ngày càng khan hiếm. Mâu thuẫn này đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ tiền kim quý. Thay vào đó, người ta phát hành tiền trên cơ sở một hàm lượng vàng nhất định làm bảo đảm. Bắt đầu từ đây, khái niệm đồng tiền chuyển đổi đã bắt đầu xuất hiện.
    1.1.2/Sự chuyển đổi của đồng tiền
    Ban đầu, trong chế độ bản vị vàng, tính chất chuyển đổi của một đồng tiền được hiểu là khả năng chuyển đổi tự do ra vàng theo một tỷ giá do Nhà nước ấn định. Cơ chế chuyển đổi tiền tệ trong thời kỳ này yêu cầu một dự trữ vàng rất lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của dân chúng
    Tuy nhiên, có thể thấy chế độ bản vị vàng tồn tại rất nhiều hạn chế. Vì vậy, đến năm 1933, hệ thống bản vị vàng chính thức sụp đổ, chỉ còn lại một số ít các quốc gia có dự trữ vàng mạnh như Anh, Mỹ .là còn cho phép đồng tiền của mình chuyển đổi ra vàng, còn đa số các quốc gia khác đều từ chối mua bán nội tệ đổi lấy vàng. Trong giai đoạn này, khái niệm chuyển đổi tiền tệ được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, đó là khả năng đồng tiền được chuyển đổi tự do ra vàng (thuộc nhóm này là những đồng tiền mạnh, của các quốc gia có dự trữ vàng lớn thời bấy giờ như: GBP, USD, DEMAC .). Theo nghĩa hẹp, đó là khả năng đồng tiền được chuyển đổi tự do ra các ngoại tệ khác phục vụ cho các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế ( thuộc nhóm này là đồng tiền của các nước có tỷ trọng lớn trong thương mại quốc tế thời bấy giờ, như: Hà Lan, Đan Mạch, .) Trên thực tế, các đồng tiền khác tuy có quy định nội dung vàng, nhưng do dự trữ vàng của các nước không đủ để đảm bảo cho việc chuyển đổi, nên chỉ có khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ khác.
    Vào những năm 1940, xuất hiện một động cơ tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới để tránh sự tan rã của các mối quan hệ tiền tệ trên phạm vi quốc tế như đã từng xuất hiện vào những năm 1930. Năm 1944, trong một bản báo cáo có sức thuyết phục trước liên đoàn các dân tộc (League ò nations), Râgnr Nurkse lý luận rằng chế độ tỷ giá thả nổi gây ra nhiều bất lợi và thực sự không hiệu quả. Tháng 3 năm 1947, hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods được chính thức đưa vào vận hành. Lúc này, sự phân biệt khái niệm về tính chất chuyển đổi của một đồng tiền thành hai cấp độ như trên vẫn còn tồn tại nhưng việc hiểu nó theo nghĩa hẹp (khả năng chuyển đổi lẫn nhau giữa các đồng tiền) ngày càng phổ biến hơn.
    Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (BWS) cũng không tồn tại được lâu. Do vấn đề thanh khoản, quy luật Gresham, sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh và vấn đề đặc quyền phát hành USD, đến năm 1971, BWS hoàn toàn sụp đổ. Khi đó, vàng không còn làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị các đồng tiền, khái niệm đồng tiền chuyển đổi cũng được thống nhất lại theo một quan niệm phổ biến: Một đồng tiền được coi là có khả năng chuyển đổi khi mà bất cứ ai có đồng tiền đó đều có quyền tự do chuyển đổi sang một đồng tiền khác; đúng hơn là một trong số những đồng tiền dự trữ quốc tế chủ yếu, như: USD, GBP theo tỷ giá thị trường.
    Nói như cách của giáo sư McKinnon (Đại học tổng hợp Stanford) thì “ đồng tiền của một nước được coi là đồng tiền chuyển đổi nếu công dân của nước đó, khi có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài, có thể bán nội tệ để lấy ngoại tệ trên thị trường theo tỷ giá thống nhất, có thể dao động, được áp dụng cho tất cả các hợp đồng hiện hành, bao gồm cả tín dụng thương mại thông thường; đồng thời người không cư trú có tài sản bằng nội tệ thu được từ các hoạt động vãng lai có thể bán chúng cũng theo tỷ giá thống nhất trên thị trường, hoặc tự do mua hàng hóa các nước sở tại theo giá cả phổ biến bằng đồng nội tệ đó”.
    Tuy nhiên hiện nay, để một đồng tiền được thừa nhận là đồng tiền chuyển đổi thì theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quốc gia thành viên có đồn tiền đó phải chấp nhận diều VIII bản điều lệ IMF. Không một quốc gia thành viên nào được phép có những hạn chế về thực hiện các khoản thanh toán và chuyển tiền trên tài khoản vãng lai mà chưa được sự phê chuẩn của IMF.
    Khi nói đến khả năng chuyển đổi tự do của một đồng tiền là nói tới khả năng đồng tiền đó được chuyển sang đồng tiền khác, đúng hơn là sang một ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi tự do. Như vậy, một đồng tiền của một quốc gia nào đó được xem là tự do chuyển đổi khi đồng tiền đó được chuyển đổi tự do ngay ở trong nước và cả khi ra khỏi biên giới quốc gia theo tỷ giá hối đoái thị trường sang những ngoại tệ tự do (ngoại tệ mạnh, mang đầy đủ chức năng thanh toán và dự trữ quốc tế .), như USD, GBP, EUR, JPY, .

    1.2 CÁC HÌNH THÁI CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ
    Mức độ cao nhất của một đồng tiền chuyển đổi là chuyển đổi toàn phần. Ở mức độ này, đồng nội tệ được chấp nhận chuyển đổi sang ngoại tệ vào bất cứ lúc nào, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, với tất cả các pháp nhân, thể nhân là người cư trú và người không cư trú và có giá trị khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là trạng thái lý tưởng của một đồng tiền chuyển đổi, tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Song chuyển đổi toàn phần chỉ đạt được đối với một số rất ít các đồng tiền thực sự mạnh, gắn liền với các quốc gia có tiềm lực kinh tế và trao đổi thường mại hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp và tín chung cho cả Cộng đồng Châu Âu.
    Đối với đa số các đồng tiền chuyển đổi khác, tuy ở những phạm vi và mức độ khác nhau, song hầu hết chúng mới chỉ đạt được trạng thái chuyển đổi từng phần. Ở mức độ này đồng tiền của một quốc gia chỉ có thể đổi ra một đồng tiền khác đối với một đối tượng nhất định, để phục vụ cho những mục tiêu nhất định (thanh toán các giao dịch vãng lai, các luồng chu chuyển vốn, .) .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...