Chuyên Đề Tổng quan về thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN PHƯƠNG CHÂM “DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN LÀM, DÂN KIỂM TRA”

    I- MỞ ĐẦU:
    Trong lịch sử nhân loại có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân, song quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh thì khẳng định rằng: Chỉ khi nào nhân dân thực sự tự giác tham gia vào các hoạt động của nhà nước, của các đoàn thể quần chúng; chỉ khi nào các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước chỉ làm những gì pháp luật cho phép, nghĩa là làm những gì mà ý chí, nguyện vọng của nhân dân cho phép, còn nhân dân thì được làm những gì luật pháp không cấm và tự giác tham gia bằng mọi hình thức gián tiếp, trực tiếp vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội theo pháp luật, thì mục tiêu xây dựng nền dân chủ, nội dung thực hiện quyền làm chủ của nhân dân mới được thực hiện đầy đủ. Đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất của sự ra đời phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
    Hơn mười năm đổi mới, nền dân chủ XHCN đã được khẳng định và ngày càng phát triển sâu rộng đã khơi dậy sức mạnh và tiềm năng trí tuệ lớn lao của cả dân tộc, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tiến tới.
    Hiện nay, do những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, như các bệnh : chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, xa rời quần chúng đang làm tha hóa bản chất cách mạng của một số cán bộ đảng viên của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, nếu chậm khắc phục thì quyền làm chủ của nhân dân lao động sẽ ngày càng bị vi phạm.
    Việc thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở tỉnh Bình Định, để đánh giá đúng thực trạng tình hình, tìm ra những giải pháp phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân là đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới.
    II- MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
    2.1- Mục tiêu:
    Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng nhận thức và tình hình thực hiện phương châm của tỉnh ta trong những năm qua ở một số loại hình cơ sở; rút ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân để phát huy và khắc phục. Đồng thời làm rõ những nội dung cụ thể từng khâu của phương châm trong thời kỳ đổi mới; vạch ra những giải pháp có tính khả thi để đưa phương châm vào cuộc sống; lấy kết quả nghiên cứu làm căn cứ xây dựng quy chế quyền làm chủ ở các cơ sở mà trước hết là ở xã, phường, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan hành chính sự nghiệp.
    2.2- Phương pháp:
    - Tổ chức đợt khảo sát, điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi đáp, gặp gỡ phỏng vấn với nhiều đối tượng khác nhau trên một số địa bàn.
    - Kết hợp tham khảo cách làm, kinh nghiệm của các tỉnh bạn và tranh thủ sự góp ý của các cơ quan trung ương.
    - Vận dụng phương pháp khoa học lịch sử cụ thể để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu điều tra, rút ra nhận định cho nội dung từng khâu của phương châm.
    2.3- Nội dung:
    Tổ chức thực hiện nghiên cứu theo 3 nhóm chuyên đề:
    * Nhóm 1: Xã phường với việc thực hiện phương châm
    * Nhóm 2: Cơ quan nhà nước với việc thực hiện phương châm
    * Nhóm 3: Các doanh nghiệp nhà nước với việc thực hiện phương châm
     
Đang tải...