Chuyên Đề Tổng quan về thị trường nông sản Mỹ: các mặt hàng cà phê, dứa, hồ tiêu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Sơ lược về nền kinh tế Mỹ


    Thập kỷ 90, Mỹ đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và mức lạm phát thấp. Tăng năng suất là một nhân tố chính giúp tăng trưởng kinh tế cao. Mức tăng GDP bình quân trong giai đoạn này là 3,8% trong khi lạm phát đứng ở mức dưới 2%. Lãi suất ngắn hạn của Bộ Tài chính bình quân thấp hơn 5% và lãi suất dài hạn 10 năm là 6%. Năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức dự kiến 4,3%-mức thấp nhất kể từ năm 1969.

    Sự thăng trầm của thị trường tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới năm 1998 và tác động từ sự phục hồi kinh tế năm 1999 lại làm cho đầu tư đổ vào thị trường Mỹ, tác động tích cực đến nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, sự lên giá của đồng đô la và mức tăng trưởng yếu của nền kinh tế toàn cầu năm 1998, 1999 gây nên sự thâm hụt thương mại lớn của Mỹ. Là ngành phụ thuộc nhiều vào thương mại thế giới, trong thời gian này, nông nghiệp Mỹ đã bị ảnh hưởng mạnh. Mặc dù vậy, dòng vốn đầu tư từ các nước chảy vào đã giúp Mỹ duy trì mức lãi suất dài hạn thấp và kinh tế thế giới trì trệ đã làm giá dầu giảm mạnh. Lãi suất và giá dầu thấp giúp nền kinh tế Mỹ có được mức tăng GDP cao và lạm phát giảm.

    Bảng 1: Mức tăng GDP, năng suất và lực lượng lao động của Mỹ (%/năm)

    Thời kỳ GDP thực tế Năng suất Dân số trong độ tuổi lao động
    1960-1969
    1969-1973
    1973-1980
    1981-1990
    1990-2000 4,3
    3,5
    2,8
    3,0
    2,6 2,7
    2,6
    1,3
    1,2
    1,4 1,5
    2,3
    1,9
    1,2
    1,0
    Nguồn: USDA. 2000.

    Trong chu kỳ kinh tế phát triển, bắt đầu từ quý II năm 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế bình quân vào khoảng 2,8%, trong đó 1,4% do tăng trưởng của năng xuất. So với các chu kỳ kinh tế trước đây, tốc độ tăng năng suất trong thời kỳ này ở mức cao hơn.

    Trong những năm qua, năng suất của nền kinh tế tăng mạnh. Từ quý 2 năm 1995 đến quý 2 năm 1999, năng suất đạt mức 2,1%/năm sau khi ổn định ở 0,5% trong suốt 5 năm đầu thập kỷ 90. Mức tăng năng suất cao vào 4 năm sau thể hiện việc sử dụng các nguồn lực nhiều hơn, đặc biệt là lao động cũng như sự tăng lên về đầu tư kinh doanh, cơ cấu quản lý giá hiệu quả hơn và khả năng cạnh tranh nhiều hơn.

    Theo số liệu tổng hợp, tỷ trọng đầu tư cố định và ngoại thương trong GDP đã tăng từ 9,5% và 19,4% năm 1990 lên mức tương ứng 13,3 và 30,2% vào quý 2 năm 1999. Đầu tư trong thập kỷ 90 đã được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Thương mại tăng lên cũng giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất ổn định. Xu thế này đã kích thích đầu tư nhiều hơn, khuyến khích nền kinh tế mở rộng quy mô sản xuất và chuyên môn hoá sâu hơn vào những ngành có lợi thế cạnh tranh.


    2. Môi trường chính sách của Mỹ

    2.1. Chính sách thương mại chung

    Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (General System of Prefence) gọi tắt là GSP là hệ thống ưu đãi về thuế mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển. Đây là chế độ ưu đãi đơn phương, không ràng buộc điều kiện, có đi có lại. Mỹ và các nước có chế độ GSP đều là thành viên Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (WTO). Theo điều khoản 1 của GATT các nước có nghĩa vụ dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc MFN dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.

    Ưu đãi tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treament) - MFN, là chế độ ưu đãi với điều kiện có lại giữa các nước thành viên hiệp định. Theo tinh thần đó hai nước sẽ dành cho nhau những ưu đãi về thuế quan và phi quan thuế không thấp hơn ưu đãi mà mình dành cho một nước thứ ba. Nói tóm lại, ưu đãi tối huệ quốc MFN là ưu đãi về thuế và phi quan thuế, với điều kiện có đi có lại. Do kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), nên từ tháng 6-1971, Mỹ và 19 nước công nghiệp phát triển khác đã chấp thuận dành chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP cho các nước đang phát triển. Chế độ này chỉ tập trung ưu đãi về thuế và là chế độ không đơn phương không đòi hỏi có đi có lại. Mức thuế ưu đãi cao hơn mức thuế MFN.

    Quy chế chung về GSP

    Nội dung chính của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Mỹ là miễn thuế hoàn toàn, hoặc ưu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập:

    ã Của các nước đang phát triển được Mỹ chấp thuận cho hưởng GSP không có điều kiện có đi có lại.
    ã Mặt hàng được hưởng ưu đãi GSP phải đáp ứng tiêu chuẩn mà Mỹ đề ra/ Cụ thể như sau:
    ã Các nước đang phát triển được Mỹ cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP được xác định như sau:
    ã Luật thương mại năm 1984 (Section 502 (B) của Mỹ quy định cấm Tổng thống không được cho một số nước được hưởng GSP của Mỹ, gồm có:

    a. Các nước phát triển: Australia, Áo, Canada, khối EC, Phần Lan, Ailen, Nhật Bản, Monaco, New Zeand, Nauy, Nam Phi, Thụy Sĩ và Liên Xô (cũ).
    b. Các nước cộng sản, trừ trường hợp:
    - Sản phẩm của nước đó được Mỹ cho hưởng tối huệ quốc (MFN).
    - Nước ấy là thành viên (GATT) và MFN.
    - Nước đó không bị chủ nghĩa Cộng sản quốc tế khống chế.
    c. Nước đã quốc hữu hoá, hoặc trưng thu tài sản của Mỹ, như quyền sáng chế phát minh, nhãn hiệu hàng hoá bản quyền.
    d. Nước không thừa nhận trách nhiệm ràng buộc hoặc thi hành những phán quyết của trọng tài xử Mỹ là bên thắng cuộc.
    e. Nước thành viên OPEC, hay các tổ chức khác không chịu cung cấp những hàng hoá thiết yếu, hoặc nâng giá thành bất hợp lý gây gián đoạn cho lưu thông của kinh tế thế giới (trừ Venezuele, Ecuador, Indonesia).
    h. Nước viện trợ hoặc tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
    i. Nước không dành cho người lao động nước họ những quyền của người lao động được quốc tế thừa nhận.

    Tuy vậy, Tổng thống Mỹ có quyền áp dụng hoặc không áp dụng những điều kiện trên, mà xét từng trường hợp cụ thể để định đoạt việc cho một nước hưởng ưu đãi GSP, nhưng Tổng thống phải thông báo cho quốc hội ý định của mình.

    Những quy định về sản phẩm gồm:

    ã Hàng không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn thuế theo GSP của Mỹ gồm:

    Hàng dệt và may mặc phải căn cứ vào các hiệp định hàng dệt song biên.

    Đồng hồ, trừ những loại không gây phương hại tới sản xuất lắp ráp cả chiếc hay dây đeo tại Mỹ. Có quy định cụ thể riêng.

    Hàng điện tử nhập khẩu nhạy cảm (tức là có sức mạnh cạnh tranh lấn át hàng trong nước).

    Hàng sắt thép nhập khẩu nhạy cảm.

    Các hàng nhạy cảm khác thuộc nhóm giày dép, túi xách tay, vali hành lý, những hàng da gọn nhẹ như ví đựng tiền, túi đựng kính, găng tay lao động, hàng quần áo da, không đủ điều kiện hưởng GSP kể từ 1-4-1984.

    Sản phẩm thành phẩm hoặc bán thành phẩm.

    Các hàng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Căn cứ vào kiến nghị của hội nghị liên bộ, Tổng thống Mỹ hàng năm có rà soát lại sửa đổi, thêm bớt danh mục này. Muốn biết về mức thuế cụ thể trong danh bạ thuế quan HTS của Mỹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...