Báo Cáo Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
    Tháng 6/2008, hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển
    bán lẻ toàn cầu (GRDI), theo đó Việt Nam đã soán ngôi số một của Ấn Độ để trở thành thị
    trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi (năm 2007, Việt Nam xếp thứ 4).
    Theo A.T. Kearney, thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ (khoảng 20 tỷ USD) song
    vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá
    cao, thể chế chính sách lại đang được điều chỉnh theo hướng thân thiện hơn với nhà đầu tư nước
    ngoài. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh
    tay chi tiêu. Theo A.T. Kearney, “bây giờ là lúc thích hợp nhất để tham gia vào thị trường bán lẻ
    Việt Nam”.
    2. Bốn nhà bán lẻ Việt Nam lọt vào Top 500 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
    Hàng năm, dựa trên kết quả khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor
    International tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạp chí Retail Asia tổ chức bình chọn 500 nhà bán
    lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2008, dựa trên kết quả kinh doanh của
    năm 2007, có 4 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách này. Đứng đầu là Saigon Co-op với
    thứ hạng 321/500, tiếp đó là Công ty Vàng bạc Đá quý TPHCM (SJC) hạng 349/500; hệ thống
    siêu thị điện máy Nguyễn Kim xếp thứ 402/500 và Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
    xếp thứ 481/500. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Saigon Co-op lọt vào bảng xếp hạng của Retail Asia
    và đoạt giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. PNJ cũng đã 5 năm liền có mặt trong bảng xếp
    hạng này.
    Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu
    Việt Nam rơi năm bậc
    SGTT - Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế
    giới năm nay vừa được tập đoàn tư vấn A.T. Kearney công bố, với “chỉ số phát triển bán lẻ chung năm
    2009” (The 2009 A.T. Kearney Global Retail Development Index, viết tắt là GRDI) chỉ đạt 55 điểm, thị
    trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc xuống vị trí thứ sáu.
    Cần lưu ý rằng, đây là bước rơi mạnh, bởi trong bảng xếp hạng của tổ chức này trong suốt sáu năm qua,
    chỉ mới có ba quốc gia là Slovenia, Croatia, Ukraine và Ai Cập là bị đẩy khỏi “tốp 5”, và nhất là khi đã lọt
    được vào “tốp 3” rồi, thì cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đều “cố thủ” rất chắc chắn.
    Mặc dù vậy, điều an ủi là, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, GRDI của
    tất cả các quốc gia đều rơi và khoảng cách giữa thị trường bán lẻ của nước ta với “tốp 5”, đặc biệt là với
    cả ba quốc gia đứng ngay sát trên chỉ duy nhất “một bước chân”.
    Cụ thể là, thay vì cao ngất ngưởng ở mức 88 – 100 điểm những năm trước đây, GRDI của Ấn Độ chiếm
    “ngôi hậu” năm nay chỉ là đạt 68 điểm, về nhì là Nga cũng chỉ đạt 60 điểm, còn ba quốc gia đứng liền kề
    trên chúng ta là Arập Saudi, các tiểu vương quốc Arập thống nhất và cả Trung Quốc đều chỉ đạt 56 điểm,
    tức là chỉ hơn thị trường bán lẻ của nước ta vỏn vẹn 1 điểm.
    Điều này có nghĩa là, cho dù tụt năm hạng là một bước rơi tự do đối với một quốc gia ở trong thế phát
    triển ổn định như nước ta là nghiêm trọng, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế khác là tất cả
    “cùng rơi tự do” gần như nhau, cho nên cơ hội vươn lên các thứ hạng cao hơn của thị trường bán lẻ
    nước ta là không nhỏ.
    Thế nhưng, trước khi nói đến chuyện “phục thù”, điều có ý nghĩa quyết định lúc này là cần phải xem
    nguồn cơn dẫn đến “thảm hoạ này”.
    Trước hết, GRDI là chỉ số do tập đoàn tư vấn A.T. Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong
    đó, thị trường nào có điểm số càng cao có nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó
    càng lớn. Trong đó, các tiêu chí hình thành GRDI được chia thành bốn nhóm lớn, đều có trọng số giống
    nhau là 25% và đều được đánh giá theo thang điểm 100, gồm:
    1) Mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh (Country and business risk), trong đó 0 điểm là rủi ro cao
    và 100 điểm là rủi ro thấp;
    2) Độ hấp dẫn của thị trường (Market attractiveness), trong đó 0 điểm là độ hấp dẫn thấp và 100 điểm là
    độ hấp dẫn cao;
    3) Độ bão hoà của thị trường (Market saturation), trong đó 0 điểm là bão hoà và 100 điểm là không bão
    hoà;
    4) Áp lực thời gian (Time pressure), trong đó 0 điểm là không có áp lực về thời gian và 100 điểm là cần
    khẩn trương thâm nhập thị trường.
    Theo cách đánh giá này, ở tiêu chí mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh của thị trường bán lẻ
    nước ta, sau bốn năm cho dù còn chậm, nhưng vẫn có tiến bộ, thì năm nay đã rơi tự do. Đó là, theo A. T.
    Kearney, nếu như mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh năm 2004 là 52 điểm; năm 2005 nhích lên
    54 điểm; năm 2006 tụt xuống còn 43 điểm; còn hai năm 2007 – 2008 đều đạt 57 điểm, thì hiện nay rơi tự
    do xuống chỉ còn 34 điểm, tức là đã không chỉ giảm mất 40,35% số điểm đã đạt được, mà còn đang ở
    mức “đáy”.
    Không những vậy, ở tiêu chí độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta, tình hình thực sự còn tồi tệ hơn
    nữa. Bởi lẽ, sau “những bập bõm ban đầu”, chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong hai năm 2007 – 2008,
    nhưng hiện đã rơi tự do thảm hại không những chỉ so với những gì chúng ta đã đạt được, mà còn ở mức
    “đáy” so với cả 30 quốc gia có tên trong bảng xếp hạng của A.T. Kearney. Cụ thể, ở tiêu chí này, nếu
    như thị trường bán lẻ của nước ta năm 2004 đạt 29 điểm, năm 2005 và 2006 tụt xuống chỉ còn 24 điểm,
    còn hai năm 2007 – 2008 cùng đạt 34 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 16 điểm, tức là đã “đánh
    rơi” mất hơn một nửa số điểm đã đạt được và chỉ bằng gần 60% số điểm của quốc gia thấp nhất trong 29
    quốc gia khác có trong danh sách 30 quốc gia này của A.T. Kearney năm nay.
    Mặc dù vậy, ở cả hai tiêu chí còn lại, thị trường bán lẻ của nước ta cũng phần nào có được “sự an ủi”.
    Đó là, ở tiêu chí độ bão hoà của thị trường, theo đánh giá của A.T. Kearney, thay vì 67 điểm năm 2008,
    với 74 điểm, độ bão hoà của thị trường bán lẻ nước ta đã “loãng hơn”, tức là nhu cầu tăng tiêu dùng hiện
    nay đã lớn hơn năm 2008 và gần trở lại mức của năm 2007. Đặc biệt, ở tiêu chí áp lực thời gian, với 97
    điểm, tăng 7 điểm so với năm 2008, còn so với năm 2004 thì tăng tới 31 điểm và gần “chạm trần”, thị
    trường bán lẻ nước ta đang có “sức mời gọi” các nhà đầu tư nhanh chóng tham gia kinh doanh lớn nhất.
    Nói tóm lại, tuy rơi tự do trong bảng xếp hạng, nhưng nếu ổn định được tình hình vĩ mô và khôi phục
    được sự hấp dẫn, thì tương lai phát triển của thị trường bán lẻ nước ta sẽ rất sáng trở lại.
    Năm 2008, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để
    chiếm “ngôi hậu” trong “làng bán lẻ” thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...