Báo Cáo Tổng quan về sáp ong và sáp lông cừu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tổng quan về sáp ong và sáp lông cừu​
    Information
    ã Sáp thường được biết tới như là những hợp chất kỵ nước mạch dài, thường được tìm thấy trên bề mặt của cây cỏ và động vật. Bản chất hóa học sáp là ester của acid béo mạch dài và rượu đơn chức mạch dài phân tử lượng lớn. Dạng tổng quát là: R-O-C-R1 Với R: là gốc rượu cetilic, hexacozanol, mantanilic, cerilic, octacozanol, mirixilic và R1là gốc acid béo như palmitic, cerotic
    ã Ở trạng thái tự nhiên, Sáp là những chất rắn ở điều kiện thường, có trong dịch tiết của động vật (sáp ong, sáp cá voi, sáp cá nhà táng ) hoặc ở dạng dự trữ của một số thực vật (sáp tạo thành lớp mỏng bao phủ trên bề mặt lá, thân, quả của nhiều cây).
    ã Sáp có tác dụng bảo vệ là chính. Chẳng hạn sáp ong bảo vệ cho ấu trùng ong phát triển bình thường và mật ong khỏi bị hư hỏng; sáp lông cừu (lanolin) giữ cho lông cừu khỏi bị ướt; trực khuẩn lao có vỏ bọc bằng sáp, nên không bị diệt bằng acid và cồn. Ở thực vật, sáp bảo vệ cho lá, quả khỏi bị thấm nước, và ngăn ngừa vi sinh vật thâm nhập vào.
    ã Những tính chất nêu trên là đủ để phân biệt sáp và những vật phẩm thương mại khác. Trong hóa học, sáp tạo thành khá nhiều lớp hóa chất khác nhau: hydrocarbon, sáp ester, sterol ester, cetone, andehyde, rượu và sterol. Độ dài của những chất này rất khác nhau có thể từ C2 cho đếnC62.
    ã Sáp được phân loại dựa theo nguồn gốc tạo thành: sáp tự nhiên và sáp nhân tạo.
    -----------------------------------------
    MỤC LỤC
    I/ Tổng quan về sáp
    A/ Định nghĩa và phân loại sáp
    B/ Tính chất của sáp
    II/ Sáp ong
    1) Thành phần hóa học
    2) Tính chất vật lý
    3) Tính chất hóa học
    4) Ứng dụng
    5) Sáp ong và phương pháp khai thac, chế biến
    III/ Sáp lông cưu
    1) Tính chất và thành phần hóa học
    2) Ứng dụng
    IV/ Sinh tổng hợp sáp
    V/ Phương pháp phân tích sáp
    A/ Phương pháp phân tích sáp đơn giản
    B/ Phương pháp phân tích este của sáp
    VI/ Các quá trình tinh chế sáp các lọai sáp từ sáp tự nhiên
    A/ Quá trình chiết tách sáp
    B/ Quá trình tách các loại sáp khác nhau
    C/ Định lượng – Định tính sáp
    Tài liệu tham khảo
    -------------------------------------------------------
    GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt - Trường ĐHBK TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...