Báo Cáo Tổng quan về rác thải

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1. Rác thải hữu cơ sinh hoạt
    Như chúng ta đã biết, trong hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người, dù ở bất kỳ đâu: tại nhà, tại công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng, v.v họ đều phải thải một lượng rác sinh hoạt đáng kể, trong đó rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm trở lại cho cuộc sống nhất. Việc thu gom và xử lý rác sinh hoạt hỗn hợp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cho các công ty quản lý môi trường đô thị cũng là do sự có mặt đáng kể của rác thải hữu cơ này.
    1.1. Rác thải hữu cơ sinh hoạt là gì?
    - Nói một cách khái quát, dễ hiểu thì đó là các chất rác từ nguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hoa quả, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo mà con người không dùng được nữa, vứt bỏ vào môi trường sống.
    - Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của các chất hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người. Chúng không được con người sử dụng nữa và vứt thải trở lại môi trường sống, gọi là rác thải hữu cơ sinh hoạt.
    Như vậy, định nghĩa về rác thải hữu cơ sinh hoạt phải thỏa mãn bản chất của vật liệu này:
    + Là các loại rác thải có thành phần hữu cơ.
    + Là các loại rác thải từ sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.
    Trong hoạt động sản xuất của con người, có 2 lĩnh vực sản xuất cũng tạo ra hay sản sinh ra nhiều loại phế/rác thải hữu cơ như sản xuất nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ xin giới hạn đề cập đến vấn đề thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt hữu cơ.
    1.2. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt hữu cơ
    Từ định nghĩa về rác thải sinh hoạt hữu cơ ở trên, chúng tôi xin nêu lên một số đặc điểm quan trọng của loại rác thải này, nhằm giúp cho những chương trình, đề án môi trường quan tâm đến vấn đề này có những biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo và tổ chức thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ hiệu quả hơn.
    - Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn so với các loại rác thải vô cơ khác.
    + Để nấu các thức ăn, các gia đình, các bếp nấu nhà hàng, khách sạn phải vứt bỏ các loại lá, vỏ, hạt của các loại rau, quả, củ; các phế thải thịt, cá trứng
    + Khi ăn xong thì bỏ đi thức ăn thừa, vỏ hoa quả, lá gói bánh, xương xẩu Thức ăn thừa thường lẫn cả cái lẫn nước và nhiều khi được vứt, đổ chung vào thùng/túi chứa rác.
    + Ngoài sinh hoạt ăn uống, các gia đình, hoạt động cộng đồng, thương mại còn thải ra một lượng lớn rác hữu cơ sinh hoạt khác như: bã chè, hoa trang trí, thực phẩm, hoa quả thừa thối héo, bánh, kẹo v.v
    Nếu chúng ta thu gom, tận dụng được một khối lượng lớn rác thải hữu cơ này thì sẽ chế biến được một lượng phân hữu cơ lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc sử dụng cho vườn hoa cây cảnh của các đô thị.

    - Rác hữu cơ sinh hoạt là những vật liệu dễ phân hủy, thối rữa
    Đây là các chất hữu cơ bị thải loại từ các thành phần hữu cơ làm thực phẩm là chính và từ thực vật/động vật đã nấu chín hoặc đủ chín là nhiều nên chúng rất dễ bị phân hủy thối rữa thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. Vì vậy, các loại rác thải hữu cơ này phải được thu gom và vận chuyển đi khỏi nơi sinh hoạt hàng ngày, nếu không chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho các gia đình và khu dân cư: gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh v.v Mặt khác, nếu chúng ta tiến hành thu gom, tách riêng được loại rác thải này thì việc tiến hành ủ rác thành phân hữu cơ rất dễ dàng và nhanh chóng do chúng dễ phân hủy và tạo mùn mới.
    - Rác thải hữu cơ sinh hoạt khó được thu gom phân loại riêng tại nguồn, gây khó khăn cho việc xử lý rác
    Trong thực tế sinh hoạt ăn uống của con người, các thực phẩm để nấu/chế biến hoặc thức ăn thừa, vỏ hoa quả khi bị vứt làm rác thải thì đều được đựng vào những hộp/túi nhựa cứng, ni lông, thậm chí là những hộp sắt, thủy tinh v.v . Dân chúng ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam chúng ta đều có thói quen vứt rác thải sinh hoạt đổ chung vào một thùng rác, một hố rác. Nhất là trong những năm gần đây, công nghệ Polyme phát triển người ta thường đựng rác đi đổ vào túi ni lông là một vật liệu hóa học rất khó bị phân giải. Một khi rác thải hữu cơ sinh hoạt bị đổ lẫn vào với rác vô cơ khác trong túi ni lông, chỉ sau vài giờ, vài ngày, mùi hôi thối và chất bẩn của rác hữu cơ phân giải khiến người ta không thể phân loại tiếp được và thế là phải đem chôn tất cả xuống đất. Việc chôn này đã gây tác hại đáng kể cho môi trường sống của cộng đồng:
    + Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác.
    + Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng sống cạnh hố chôn rác.
    + Nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp.
    + Những bãi chôn rác hữu cơ thường ở xa các đô thị nên tốn kém cho công đoạn chuyên chở rác.
    + Các loại túi ni lông đựng rác khi chôn không bị phân hủy, tồn tại rất lâu trong đất là vấn đề nan giải cho việc xử lý rác bằng cách chôn.
    Từ đặc điểm này cho thấy muốn tận dụng các chất thải hữu cơ sinh hoạt dùng làm phân bón, cần thiết phải tiến hành thu gom và phân loại rác hữu cơ ngay từ đầu. Muốn vậy, cần tổ chức và đầu tư thích đáng cũng như tiến hành giáo dục ý thức cho từng người dân và cộng đồng hiểu và đồng tình hưởng ứng việc phân loại rác hữu cơ tại nhà và ở những nơi công cộng. Đây là việc làm quan trọng nhất, quyết định sự thàng công của đề tài vì chỉ một khi người dân tình nguyện và tự giác phân loại rác tại nguồn thì mới hy vọng tận dụng được nguồn rác này chế biến thành nguyên liệu phân bón hữu cơ.
    - Rác thải hữu cơ sinh hoạt cần phải được thu gom phân loại riêng trong những túi chất liệu đặc biệt, dễ phân hủy.
    Như ở phần trên đã nêu, rác thải hữu cơ thường ở trạng thái ướt ẩm cao hoặc chất rắn và lỏng trộn lẫn nhau. Vì vậy, muốn thu gom, chế biến loại rác này cần phải cung cấp cho các gia đình, các nơi công cộng những túi đựng rác đặc biệt và phải chuyển về bể ủ hàng ngày. Các túi đựng rác này phải làm từ các chất liệu vừa bền lúc ban đầu khi đựng rác nhưng lại dễ phân hủy khi túi rác được đưa vào bể chế biến thành phân. Như vậy là sẽ rất thuận lợi cho người sử dụng đựng rác hữu cơ và cả cho người thu gom và người tái chế rác thành phân hữu cơ. Ở các nước phát triển người ta có thể dùng túi đựng rác từ:
    +Túi giấy xi măng dai, bền, chịu được độ ẩm của rác thải hữu cơ từ 2-3 ngày, trước khi được thu gom và chở ra chổ chế biến.
    + Túi chất dẻo chế biến từ các loại tinh bột cây có củ như bột khoai tây, bột sắn, bột dong v.v . Túi chất dẻo này thoáng trông thì giống như túi ni lông, song chúng cũng chỉ có độ bền cơ học để đựng rác thải hữu cơ vài ba ngày rồi sau đó sẽ cùng bị phân giải với rác khi chôn hoặc ủ làm phân. Đây là giải pháp tốt nhất đề thu gom rác thải hữu cơ sinh hoạt thay cho túi ni lông chất dẻo plastic hiện vẫn đang được dùng phổ biến ở nhiều nước và ở Việt Nam. Tuy nhiên, để sản xuất loại túi chất dẻo đặc biệt này là không đơn giản, cần có công nghệ, kỹ thuật sản xuất túi riêng, giá thành cao, không thích hợp cho những người dân có mức sống thấp.
    Ở Việt Nam hiện tại chưa có cơ sở sản xuất túi, bao bì nào sản xuất loại túi chất dẻo dễ phân hủy này. Vì vậy, để thu gom và đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt người ta vẫn dùng phổ biến túi ni lông; một số nơi đang thử nghiệm chương trình thu gom rác thải hữu cơ sinh hoạt thì họ đựng rác thải này vào các xô, thùng nhựa riêng. Cả hai phương thức này đều gặp khó khăn cho cả người thu gom và người tái chế chất thải, lý do là:
    + Nếu đựng rác thải vào túi ni lông sẽ rất thuận lợi cho người thu gom, vứt rác, song người chế biến/ủ rác thì lại phải nhặt bỏ túi ni lông.
    + Nếu đựng rác thải trong xô thùng nhựa thì khi ủ rác rất dễ dàng, không phải nhặt ni lông. Tuy nhiên, người thu gom, vứt rác lại thấy bất tiện vì sau khi đổ rác họ lại phải rửa xô, thùng, gây mất vệ sinh tại nhà hoặc ô nhiễm môi trường nếu các thùng rác không được rửa ngay.
    - Rác thải hữu cơ sinh hoạt sẽ rất khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn
    Hiện nay ở một số nước, ngay cả ở nước ta đã và đang chú trọng đầu tư những nhà máy hoặc xí nghiệp xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt nhằm tạo ra được một lượng phân hữu cơ đồng thời giảm thiểu diện tích chôn rác và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp như vậy rất thấp vì những nguyên nhân sau:
    + Đầu tư nhà máy và thiết bị xử lý, chế biến rác thải quá lớn. Các rác thải hỗn hợp được chuyên chở cả về nhà máy, phải qua thiết bị dây truyền chọn, nhặt các chất thải vô cơ, nhựa, giấy ni lông; sàng lọc các loại than xỉ, đất, cát. Sau khi ủ lại tiếp tục sàng lọc chất vô cơ còn lại. Một nhà máy với các thiết bị như vậy rất đắt tiền (vài ba triệu đô la).
    + Việc tuyển chọn các chất vô cơ từ rác thải hỗn hợp không triệt để, đặc biệt còn lại rất nhiều các chất độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng phân hữu cơ sau tái chế.
    + Tốn kém hai lần chuyên chở các chất vô cơ: cùng rác thải hữu cơ từ nơi thu gom đến nhà máy và từ nhà máy đến nơi chôn rác.
    + Nếu chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp ở quy mô nhỏ tại gia hoặc theo cụm dân cư thôn/xóm thì lại càng khó vì không có công nhặt các chất vô cơ; nếu ủ cả rác thải hỗn hợp thì không đảm bảo công nghệ ủ phân hữu cơ. Đây cũng là lý do hiện nay ở nhiều nơi dân cư vẫn tồn tại những bãi rác, đống rác không thể tái chế được thành phân hữu cơ, ngược lại chúng gây hôi thối, ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng và làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu dân cư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...