Chuyên Đề Tổng quan về quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Vị trí của kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
    Thông qua báo cáo tài chính những người quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp: ban quản trị, các nhà đầu tư sẽ biết được tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định. Trong khi đó, chu trình bán hàng và thu tiền là một chu trình có lượng nghiệp vụ lớn lại liên quan nhiều đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, Chu trình Bán hàng và thu tiền không là chu trình riêng mà nó có quan hệ mật thiết các chu trình khác nên kiểm toán Chu trình Bán hàng và thu tiền phải kết hợp kết quả kiểm toán của chu trình khác
    Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa chu trình bán hàng thu tiền với chu trình khác
    [​IMG]
    2. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
    Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: “ Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật và có phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu hay không”. Do vậy, nhiệm vụ chung của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là triển khai các chức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp với đặc thù của phần hành này qua các bước trong quy trình kiểm toán. Chức năng kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền đã được cụ thể hóa thành các thành các mục tiêu kiểm toán. Nghiệp vụ BH và TT là 2 loại nghiệp vụ khác nhau, được phản ánh vào sổ kế toán riêng và tương đối độc lập nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, ngoài những mục tiêu chung thì chúng còn có mục tiêu kiểm toán đặc thù với từng loại nghiệp vụ.
    Bảng 1: Mục tiêu kiểm toán
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Mục tiêu chung
    [/TD]
    [TD]Nghiệp vụ thu tiền
    [/TD]
    [TD]Nghiệp vụ bán hàng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I.Mục tiêu hợp lý chung
    [/TD]
    [TD]Các khoản thu tiền đảm bảo tính hợp lý chung
    [/TD]
    [TD]Các nghiệp vụ bán hàng có căn cứ hợp lý
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.Các mục tiêu chung khác
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1,Tính hiệu lực
    [/TD]
    [TD]Các nghiệp vụ thu tiền là có thật: các khoản phải thu của KH là có thật
    [/TD]
    [TD]Các nghiệp vụ BH thực tế đã phát sinh, hàng hóa chuyển giao cho khách hàng là có thật
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2,Tính trọn vẹn
    [/TD]
    [TD]Mọi khoản phải thu KH đều ghi sổ
    [/TD]
    [TD]Mọi nghiệp vụ BH đều được ghi sổ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3,Phân loại và trình bày
    [/TD]
    [TD]Các khoản phải thu được ghi nhận theo đúng các đối tượng theo dõi chi tiết
    [/TD]
    [TD]Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp theo từng loại doanh thu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4,Quyền và nghĩa vụ
    [/TD]
    [TD]Các khoản phải thu có người đứng tên theo dõi chi tiết thanh toán
    [/TD]
    [TD]Các hàng hóa đã bán thuộc sở hữu của đơn vị( không có hàng hóa qua đại lý, cầm cố, thế chấp )
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5,Tính giá và định giá

    [/TD]
    [TD]Các khoản phải thu được tính giá đúng: việc lập dự phòng có căn cứ hợp lý, các khoản phải thu, khoản ghi giảm đều được xác định đúng đắn

    [/TD]
    [TD]Giá ghi trên hóa đơn phải phù hợp với các thỏa thuận trong hóa đơn, đơn đặt hàng hoặc bảng giá

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6,Chính xác số học
    [/TD]
    [TD]Các khoản phải thu được tính toán chính xác, các con số cộng sổ, chuyển sổ sang trang đều trùng khớp
    [/TD]
    [TD]Các nghiệp vụ bán hàng được tính toán đúng,các con số chuyển sổ, cộng sổ sang trang nghiệp vụ bán hàng đều trùng khớp
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
    3.1. Chuẩn bị kiểm toán


    3.1.1. Công việc thực hiện trước khi kiểm toán
    Trước khi tiến hành kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ gửi thư tới khách hàng giới thiệu về uy tín, chất lượng và các dịch vụ chuyên nghành của công ty. Nhận được thư chào hàng, nếu khách hàng đồng ý, họ sẽ phát thư mời kiểm toán. Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, đại diện công ty kiểm toán sẽ tiếp xúc gặp gỡ khách hàng để trao đổi thông tin, tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh, những khó khăn cũng như những yêu cầu từ phía khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán, từ đó ước lượng sơ bộ khối lượng công việc và giá phí kiểm toán cũng như những rủi ro kiểm toán. Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về dịch vụ và giá phí đưa ra rồi tiến hành ký kết hợp đồng. Công việc kiểm toán chính thức bắt đầu bằng việc lập kế hoạch kiểm toán.
    3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán
    Kế hoạch kiểm toán là cần thiết giúp cho KTV có thể thu thập được bằng chứng có giá trị và đầy đủ mà vẫn giữ chi phí ở mức hợp lý, đồng thời tránh được những bất đồng với khách hàng trong quá trình thực hiện kiểm toán. Từ đó giúp công ty kiểm toán giảm thiểu tối đa trách nhiệm pháp lý và giữ tiếng tốt trong cộng đồng nghề nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
    a. Chuẩn bị cho kế hoạch triển khai
    Ban lãnh đạo công ty kiểm toán chuẩn bị cơ sở vật chất, sắp xếp nhóm kiểm toán và cử người phụ trách nhóm tùy vào quy mô từng cuộc kiểm toán, từng phần hành kiểm toán, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KTV. Trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán.



    b. Thu thập thông tin về khách hàng
    Am hiểu về khách hàng là điều cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ, đặc biệt là với khách hàng mới. Việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện cả dưới góc độ khách quan và dưới góc độ của KH:
    - Những hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của KH;
    - Chiến lược kinh doanh của KH;
    - Cơ cấu sản phẩm và công tác tiêu thụ sản phẩm;
    - Môi trường kinh doanh mà KH đang hoạt động;
    - Vị trí cạnh tranh của KH;
    - Những rủi ro, khó khăn mà Kh đang gặp phải xét xem liệu chúng có thể ảnh hưởng tới BCTC, ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán không.
    Với những KH thường xuyên, thông tin có thể lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước, bổ sung thêm những thay đổi mà ban quản lý của khách hàng mới thông tin được thu thập từ các tài liệu như giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các biên bản họp hội đồng quản trị, các văn bản luật, chế độ chính trị của Nhà nước có liên quan .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...