Chuyên Đề Tổng quan về nước cộng hòa phi-líp-pin

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tổng quan về nước cộng hòa phi-líp-pin
    LỜI NÓI ĐẦU

    Như chúng ta đã biết, trong những năm 60 của Thế kỷ trước, người ta đã từng coi Philippines là một “Nhật Bản thứ hai” với việc nhận được rất nhiều viện trợ từ Mỹ. Thế nhưng điều này đã không thể xảy ra bởi nạn tham nhũng trầm trọng và những chính sách sai lầm của Chính Phủ. Đến thập kỷ 90, Philippines lại tiếp tục phải trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, cuộc khủng hoảng thực sự đã làm suy sụp nền kinh tế của quốc đảo này.

    Tuy nhiên, trong năm năm đầu của Thế kỷ 21 này (2000 – 2005), với những cải cách mạnh mẽ từ phía Chính Phủ, nền kinh tế Philippines đã có được những bước phát triển khá tích cực. Trong sự thay đổi tích cực đó, không thể không nói đến vai trò rất quan trọng của hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Vậy, xuất nhập khẩu tác động đến sự phát triển kinh tế của Philippines như thế nào và Chính Phủ Philippines có những biện pháp gì để phát triển hoạt động này một cách hợp lý? Đây chính là hai vấn đề quan trọng nhất sẽ được đề cập đến trong bài.

    Ngoài ra, qua việc tìm hiểu về xuất nhập khẩu và những chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu của Chính Phủ Philippines, chúng ta cũng có thể rút ra được rất nhiều bài học có ích cho Việt Nam khi mà nước ta đang hòa nhập sâu rộng với Thế Giới qua việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới và được bầu vào ghế ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.


    -----------------------------*&*------------------------------

    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN (THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES)
    Là một trong mười một thành viên của ASEAN, quần đảo Phi-lip-pin là một quốc gia có vị trí rất quan trọng trong khu vực cả về kinh tế và quân sự với bao quanh là đường bờ biển rất dài. Trong chương 1 này, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về một đất nước Phi-lip-pin năng động, một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng.

    1.1. Khái quát chung:
    + Tên nước: Nước cộng hòa Philippines (The Republic of the Philippines).
    + Thủ đô: Manila.
    + Vị trí địa lý: Là một quần đảo ở Đông Nam Á với khoảng 7107 đảo chạy dài từ Bắc xuống Nam giữa vĩ tuyến 4023 – 21025.
    + Đặc điểm tự nhiên, khí hậu: Đường bờ biển rất dài. 3/4 diện tích là rừng núi, đồng bằng thấp nhỏ hẹp. Đây là khu vực có nhiều động đất và núi lửa với khoảng 10 núi lửa đang trong thời kỳ hoạt động. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường có bão lớn. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
    + Diện tích: 300.000 km2.
    + Dân số: 89,4 triệu người (7/2006).
    + Dân tộc: Gồm 3 nhóm dân tộc chính là:
    - Indio theo cơ đốc giáo chiếm 3/4 dân số.
    - Các dân tộc miền núi chiếm khoảng 5% dân số.
    - Nhóm người Moro theo Hồi giáo chiếm khoảng 5% dân số.
    Ngoài ra số ngoại kiều (Hoa, Anh, Ấn, Mỹ, Tây Ban Nha, Arập ) chiếm 2%.
    + Tôn giáo: Thiên chúa giáo là quốc đạo (85% dân số). Hồi giáo (10%), 5% theo đạo Tin lành và các đạo khác.
    + Ngôn ngữ: Tiếng Tagalog, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính.
    + Đơn vi tiền tệ: Đông Pê-sô (Peso).
    + Quốc khánh: 12/06/1898.
    + Lãnh đạo nhà nước hiện nay:
    - Tổng thống: Bà Gloria Macapagal Arroyo.
    - Phó tổng thống: Ông Noli De Castro.
    - Chủ tịch Thượng viện: Ông Manuel B.
    - Chủ tịch Hạ viện: Ông Jose.
    - Ngoại trưởng: Ông Alberto.

    1.2. Thể chế chính trị:
    1.2.1. Thể chế nhà nước: Cộng hòa.
    + Từ 1972 trở về trước: Theo Hiến Pháp năm 1935, Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện. Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ là Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm do dân bầu trực tiếp.
    + Từ 1981 – 1985: Theo Hiến Pháp năm 1973, Quốc hội chỉ gồm một viện (bỏ Thượng viện). Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm, không được tái cử. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Quyền lực tập trung vào Tổng thống.
    + Từ 1986 đến nay: Theo Hiến pháp năm 1987, cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hôi bao gồm hai viện. Thượng viện gồm 24 nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện với 200 đến 250 nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm).
    + Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng thống có quyền: bổ nhiệm các bộ trưởng nội các với sự thong qua của Quốc hội; thành lập các hội đồng
    + Cơ chế bầu cử: Theo Hiến Pháp 1987, dân trực tiếp bầu Tổng thống, phó tổng thống và các nghị sĩ.
    1.2.2. Tình hình chính trị chính:
    Philippines là một quốc gia có nhiều đảng phái chính trị khác nhau nên tình hình chính trị trong nước có nhiều bất ổn.
    Liên minh Lakas-NUCD-UMDP do Tổng thống Arroyo làm Chủ tịch và ông De venecia làm đồng chủ tịch. Hiện nay Liên minh này đổi tên là “Lakas ng Kristiyano at Muslim Democrata “ (Liên minh Sức mạnh quần chúng của những người dân chủ Thiên chúa giáo và Hồi giáo).

    1.3. Kinh tế:
    Phi-lip-pin được đánh giá như là một quốc gia giàu có cả về tài nguyên trên đất liền cũng như dưới biển, có nhiều khoáng sản như: vàng, crôm, đồng, sắt, man-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt. Năm 2004, Chính phủ Philippines nước tính trữ lượng khoáng sản nằm trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD, trong đó quặng đồng khoảng 1,44 tỷ tấn, quặng vàng khoảng 795 triệu tấn, nic-ken 534 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ tấn/năm.
    Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp, GDP đầu người 1.068 USD (2005), Nông nghiệp chiếm 23% GDP với 70% dân số.
    Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 40% GDP. Xuất khẩu lao động rất quan trọng, với trên 5 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD.
    Từ thập kỷ 70, Philippines thúc đẩy chiến lược "hướng vào xuất khẩu", và đã đạt một số kết quả tích cực. Đến năm 1996, tăng GDP đạt 7,1%, dự trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD. Từ 1998 đến 2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, kinh tế Philippines suy giảm.
    Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng trưởng 5 –5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1USD lên khoảng 50 Pêsô/1USD.

    1.4. Đối ngoại:
    Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở Châu Á - Thái Bình Dương.
    Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá; coi trọng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phát triển quan hệ với ASEAN.

    --------------------------------*&*------------------------------------








    Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ PHILIPPINES

    Với đường bờ biển rất dài bao quanh cùng tài nguyên thiên nhiên cả trên cạn và dưới biển đều rất dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về các lợi thế so sánh, hàng rào thuế quan cũng như những vấn đề chính khác về tình hình, cơ cấu xuất nhập khẩu của Philippines.

    2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Philippines:
    Như đã nói ở trên, với vị trí địa lý của mình, Philippines có rất nhiều điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Vậy với những lợi thế đó, chính phủ Philippines đã làm gì để thúc đẩy xuất khẩu, trong phần này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về xuất khẩu của Philippines trên tất cả các mặt.
    2.1.1. Tình hình và cơ cấu xuất khẩu của Philippines:
    Đối với một quốc gia được bao bọc bởi đại dương như Philippines, việc khai thác và xuất khẩu thủy hải sản là hết sức quan trọng. Và điều đó quả thật đã được minh chứng bởi vị trí hàng đầu Thế Giới của Philippines về nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản, chẳng hạn: đứng thứ tư Thế Giới về xuất khẩu cá ngừ, thứ hai Thế Giới về sản lượng cá rô phi, nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu thế giới Cùng với đó là các loại thủy hải sản khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, mực, tôm
    Ngành nông nghiệp cũng đóng góp không nhỏ cho xuất khẩu. Trong đó, chăn nuôi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (9.26% toàn ngành nông nghiệp), hiện Philippines đang xuất khẩu gia súc gia cầm sang rất nhiều nước bao gồm: Indonesia, Brunei, Việt Nam, Malaysia, Nepal, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Iran Trong đó xuất sang các nước ASEAN chủ yếu là con giống. Cùng với đó là các sản phẩm cây nông nghiệp như xoài, chuối, dứa, dừa (dầu dừa) Trong đó, đặc biệt có xoài Leon và dứa Queen. Hiện xoài Leon, nhất là sản phẩm xoài chế biến được xuất khẩu rộng rãi sang Nhật Bản, Anh, Mỹ, Trung Quốc và Trung Đông. Sản lượng xoài Leon đạt tới 5000 tấn/năm đem lại cho các hộ nông dân trồng xoài tối thiểu 50 triệu Peso/năm. Còn dứa Queen, loại dứa ngon nhất của Philippines, cũng được rất nhiều thị trường ưa chuộng, đặc biệt là Hàn Quốc.

    Tuy là một nước nông nghiệp nhưng chính hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hàng điện tử và công nghiệp với 70% kim ngạch xuất khẩu mới đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng đầu cho Philippines (đạt 2.56 tỷ USD trong tháng 4/2006). Hai ngành may mặc và giày dép cũng đóng góp vào xuất khẩu của Philippines. Nếu may mặc mang lại rất nhiều lợi nhuận thì giày dép cũng tạo ra những thị trường cho riêng mình như Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Anh, Mexico Đặc biệt là Hà Lan (chiếm 27% sản lượng xuất khẩu giày dép). Ngoài ra còn có ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là đồ hộp cũng là một ngành có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển.
    Bên cạnh đó, là một nước rất giàu có tài nguyên khoáng sản, Philippines cũng thu được một nguồn lợi đáng kể từ xuất khẩu những mặt hàng như: gỗ, đồng, crôm, dầu thô
     
Đang tải...