Tiểu Luận Tổng quan về mạng máy tính

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng quan về mạng máy tính


    Mở đầu






    Trong ba thế kỷ vừa qua: mỗi thế kỷ có một ngành công nghệ thống trị. Thế kỷ thứ 18 là thế kỷ của các nghành cơ khí hạng nặng đi kèm với cuộc cách mạng công nghiệp. Thế kỷ thứ 19 là kỷ nguyên của các động cơ hơi nước. Trong suốt thế kỷ 20, nghành công nghệ then chốt là thu thập, xử lý và phân phối thông tin. Chúng ta đã chứng kiến những phát triển như sự thiết lập mạng điện thoại toàn cầu, sự phát minh vô tuyến truyền thanb và truyền hình, nhất là sự khai sinh và phát triển của công nghệ máy tính và việc phóng lên các vệ tinh truyền thông cùng việc sử dụng chúng.




    Do công nghệ tiến bộ quá nhanh, các lĩnh vực nói trên kết hợp với nhau nhanh chóng và sự khác biệt giữa thu thập, truyền, lưu trữ và xử lý thóng tin biến mất rất mau. Các tổ chức có hàng trăm trụ sở trên vùng địa dư rộng lớn mong muốn có thể kiểm tra tình hình hiện thời ở các trụ sở xa nhất bằng cách bấm nút. Khi khả năng thu thập, xử lý và phân phối thông tin phát triển, nhu cầu xử lý thông tin phức tạp tinh vi hơn cũng phát triển nhanh hơn.




    Mặc dù ngành máy tính non trẻ hơn so với các ngành công nghiệp khác như công nghiệp xe hơi và vận tải hàng không, nhưng nó đã phát triển ngoạn mục trong một thời gian ngắn. Trong vòng hai thập niên đầu, các hệ máy tính bị co cụm, thông thường chỉ hoạt động trong phạm vi một phòng lớn. Một công ty có quy mô trung bình hay một trường đại học có thể có một hay hai máy, các cơ sở lớn có nhiều lắm là vài chục máy. ý tưởng cho rằng trong vòng 20 năm có được những máy tính mạnh như thế mà lại nhỏ hơn một con tem thư và có thể sản xuất số lượng hàng triệu chiếc được coi như một ảo tưởng khoa học.




    Sự sát nhập giữa máy tính với truyền thông đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách tổ chức các hệ thống máy tính. Khái niệm “trung tâm điện toán", là một căn phòng với một máy tính lớn mà những người sử dụng đưa công việc vào đó để xử lý, đến nay đã lạc hậu. Mô hình cũ với một máy đơn nhất phục vụ tất cả các nhu cầu tính toán của một tổ chức nay được thay thế bằng một mô hình có nhiều máy riêng rẽ nhưng kết nối với nhau để làm việc. Các hệ thống như thế gọi là các mạng máy tính. Việc thiết kế và tổ chức các mạng là chủ đề của báo cáo này.




    Trong sách, thuật ngữ "Mạng máy tính” được dùng để chỉ một nhóm máy tính độc lập được kết nối với nhau. Hai chiếc máy tính gọi là được kết nối nếu chúng có khả năng chuyển đổi thông tin cho nhau. Sự kết nối được thực hiện thông qua một dây dẫn bằng kim loại, qua sợi quang học hay qua sóng vi-ba và vệ tinh truyền thông. Do yêu cầu tự trị của máy tính, ta cần loại trừ các hệ thống máy có mối liên hệ chủ/tớ rõ rệt. Nếu một máy có thể khởi động, dừng lại hay kiểm soát được máy khác, các máy sẽ không tự trị. Như thế một hệ thống gồm một đơn vị điều khiển và nhiều máy tớ phụ thuộc sẽ không thể là một mạng được: một máy tính lớn có các máy in và thiết bị đầu cuối từ xa cũng không thể gọi là mạng.




    Cũng có một lầm lẫn đáng kể trong cách nói giữa một mạng máy tính và một hệ phân cấp. Điểm khác biệt then chốt là trong một hệ phân cấp, không thể thấy được sự tồn tại của nhiều máy tính tự trị. Người sử dụng có thể gõ một lệnh để chạy một chương trình. Hệ điều hành tuyển chọn bộ xử lý tốt nhất, tìm và chuyển tải mọi tập tin nhập vào bộ xử lý đó rồi đặt kết quả vào nơi thích ứng. Nói khác đi người sử dụng hệ phân cấp không biết nó có nhiều bộ xử lý, dường như nó là một bộ xử lý ảo duy nhất mà thôi. Mọi thao tác như: định vị công việc cho bộ xử lý, định vị tập tin trên đĩa, chuyển động của các tập tin giữa các nơi lưu trữ và nơi cần thiết cũng như mọi chức năng hệ thống khác đều phải tự động.




    Đối với mạng, người dùng phải đăng nhập (log onto) rõ ràng vào một máy, đăng ký công việc từ xa cũng phải rõ ràng, tự di chuyển các tập tin và quản lý tổng quát mọi việc quản lý mạng của cá nhân mình. Còn đối với hệ phân cấp lại không có gì hiển hiện cả, tất cả đều được hệ thống thực hiện tự động mà không cần sự hiểu biết của người dùng.




    Thật ra, một hệ phân cấp là một hệ phần mềm được xây dựng ở trên nền của môt mạng. Sự khác biệt giữa một mạng và một hệ phân cấp nằm ở phần mềm (nói riêng là hệ điều hành) hơn là ở phần cứng.




    Tuy nhiên, có sự trùng lặp đáng kể giữa hai khái niệm trên. Thí dụ, cả hệ phân cấp lẫn mạng máy tính đều cần di chuyển các tập tin. Sự khác nhau ở chỗ ai điều khiển sự di chuyển? Hệ thống hay người sử dụng?




    Mặc dù cuốn sách này ưu tiên cho mạng máy tính, vẫn có nhiều đề mục cũng quan trọng cho các hệ phân cấp.




    Mục lục










     

    Các file đính kèm:

Đang tải...