Tiểu Luận Tổng quan về lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2011

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Nội dung Trang

    Lời cảm ơn 1

    Nhận xét của Giảng viên 2

    Danh mục các từ viết tắt 4

    Lời mở đầu 5

    Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài 7

    I. Mục tiêu nghiên cứu 7

    II. Nội dung nghiên cứu 7

    III. Phạm vi nghiên cứu 7

    Chương II: Cơ sở lý luận về lạm phát 8

    I. Các khái niệm 8

    1. Lạm phát, giảm phát, giảm lạm phát 8

    2. Tỷ lệ lạm phát 8

    II. Phân loại 10

    1. Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát 10

    2. Căn cứ vào khả năng dự đoán 11

    III. Nguyên nhân 11

    1. Lạm phát do cầu 12

    2. Lạm phát do cung 12

    3. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ 13

    4. Lạm phát cơ cấu 13

    5. Lạm phát kỳ vọng 14

    IV. Tác động của lạm phát 14

    V. Mối quan hệ giữa lạm phát,lãi suất và tiền tệ 16

    1. Mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát 16

    2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 17

    VI. Biện pháp giảm lạm phát 19

    1. Lạm phát do cầu 19

    2. Lạm phát do cung 19


    CHƯƠNG III: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

    từ năm 2008 đến 2010 20

    I. Số liệu lạm phát 20

    II. Phân tích số liệu 20

    1. Năm 2008 20

    2. Năm 2009 21

    3. Năm 2010 22

    III. Nhận xét về sự thay đổi của mức độ lạm phát

    Giữa các năm. 25

    1. Từ năm 2008 đến 2009 25

    2. Từ năm 2009 đến 2010 25

    Kết luận 26

    Tài liệu tham khảo 27



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    AD : Tổng cầu

    AS : Tổng cung

    LSCB: Lãi suất bân bằng

    NHTW : Ngân hàng Trung Ương

    NHNN : Ngân hàng nhà nước

    NHTM : Ngân hàng thương mại

    VN : Việt Nam

    VND : Việt Nam đồng




    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỷ của nền kinh tế thị trường. Càng ngày, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước,cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắt lọc thừa kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua. Vì vậy, việc nghiên cứu lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

    Từ năm 1976 tới nay, Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển chính được đánh dấu bằng mốc khởi đầu đổi mới năm 1986: nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cả hai giai đoạn này, lạm phát luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách và chiến lược phát triển, nhất là trong những thời điểm lạm phát dâng cao như nửa cuối thập niên 1970 – nửa đầu thập niên 1980 và lại nổi lên từ năm 2008 – 2010

    Lạm phát ở nước ta trong giai đoạn 2008- 2010 có tác động sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sự điều hành,quản lý của nhà nước đã phần nào ngăn chặn, khắc phục những tác động của lạm phát, tình hình ngày càng được ổn định. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa thực sự được đẩy lùi mà vẫn còn có nguy cơ quay trở lại, diễn biến một cách phức tạp hơn. Vì thế, bài viết “Tổng quan về lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2011” sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh nghiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới.


    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Chính vì vậy,chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Tổng quan về lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010” nhằm mục đích tìm hiểu các khái niệm, phân tích những nguyên nhân và diễn biến thực tế về thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến 2010, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu lạm phát để ổn định và phát triển kinh tế của đất nước.

    II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    1) Một số thuật ngữ liên quan đến lạm phát

    2) Phân loại lạm phát

    3) Nguyên nhân gây lạm phát

    4) Tác hại của lạm phát

    5) Biện pháp giảm lạm phát

    6) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010

    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1) Đối tượng nghiên cứu : Lạm phát, tiền tệ

    2) Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2007 đến 2011

    3) Không gian nghiên cứu : Nền kinh tế Việt Nam


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...