Tiểu Luận Tổng quan về kinh tế học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nền kinh tế
    1.1. Các chủ thể nền kinh tế
    a. Người tiêu dùng: là một nhóm người sống cùng nhau như một đơn vị ra quyết định.
    Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng vai trò khác nhau. Ví dụ:
    - Trong thị trường hàng hóa và dịch vụ: hộ gia đình đóng vai trò là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hóa mỗi loại thông qua cầu của họ, biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
    - Trong thị trường yếu tố sản xuất: hộ gia đình là chủ các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu nguồn lực của họ cho các hang kinh doanh.
    b. Doanh nghiệp – người sản xuất: là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức kết hợp chúng lại với nhau nhằm sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ để cung cấp cho các hộ gia đình.
    c. Chính phủ: trong nền kinh tế hỗ hợp, Chính phủ đồng thời là người sản xuất và là người tiêu dùng các hàng hóa hoặc dịch vụ. Thông thường các Chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, quốc phòng Vai trò chủ yếu của Chính phủ có thể thực hiện qua 3 chức năng:
    - Chức năng hiệu quả: cơ chế thị trường có thể dẫn tới một số thất bại, làm giảm hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Để nâng cao hiệu quả, chính phủ có thể đề ra một số đạo luật về chống độc quyền. Một số tác động bên ngoài của thị trường cũng là biểu hiện của tính không hiệu quả. Để hạn chế tác động này, chính phủ đề ra luật lệ điều tiết nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực.
    - Chức năng công bằng: một thị trường dù có hoạt động hiệu quả thì vẫn có thể dẫn tới bất công bằng, đòi hỏi phải có chính sách phân phối lại thu nhập.
    - Chức năng ổn định: chính phủ còn có chức năng kinh tế vĩ mô là duy trì ổn định nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, chính phủ sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô tác động vào nền kinh tế nhằm duy trì, ổn định nền kinh tế.
    d. Người nước ngoài: người nước ngoài vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Người nước ngoài tác động vào nền kinh tế của một nước thông qua việc mua bán hàng hóa dịch vụ, vay mượn, viện trợ, đầu tư nước ngoài. Trong một nước có nền kinh tế thị trường mở thì người nước ngoài có vai trò quan trọng, bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài tác động đáng kể đến quy mô, cơ cấu và thành tựu kinh teese của các quốc gia này.
    1.2. Các yếu tố sản xuất
    Các yếu tố sản xuất là đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, bao gồm:
    - Đất đai hay tổng quát là tài nguyên thiên nhiên, nó bao gồm: diện tích đất nông nghiệp; đất dùng để làm nhà ở; xây dựng nhà máy; làm đường giao thông. Ngoài ra còn bao gồm cả: tài nguyên năng lượng, các tài nguyên phi năng lượng và các nguồn lực cộng đồng khác.
    - Lao động, bao gồm cả thời gian của con người chi phí trong quá trình sản xuất. Lao động là đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất.
    - Vốn, các nguồn vốn hình thành nên các hàng hóa lâu bền của nền kinh tế, được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Tích lũy vốn là một nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
    Ngoài ra, các nhà kinh tế còn cho rằng, trình độ quản lý và công nghệ cũng là một yếu tố của quá trình sản xuất.
    1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
    a. Sản xuất cái gì? Đây là câu hỏi của cầu, liên quan trực tiếp đến người tiêu dung. Điều đó có nghĩa là dựa vào cầu thị trường, xã hội và nguồn lực của mình mà các tác nhân trong nền kinh tế nên lựa chọn và ra quyết định nên sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, bao giờ thì sản xuất bán ra?
    Như vậy, để lựa chọn và ra quyết định sản xuất hàng hóa gì? Kinh doanh dịch vụ nào người ta phải căn cứ vào nhu cầu thị trường. Điều này có nghĩa là: thị trường cần gì thì các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đó. Hay nói cách khác, chỉ sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình có.
    b. Sản xuất như thế nào? Đây là câu hỏi của cung, liên quan trực tiếp đến người sản xuất. Điều đó có nghĩa là: để sản xuất đạt hiệu quả cao, người sản xuất phải nghiên cứu và giải quyết đồng bộ các vấn đề: dử dụng kỹ thuật nào thì phù hợp, lựa chọn và phối hợp các yếu tó đầu vào nào thì tối ưu, lượng sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu là tối ưu, sản xuất kinh doanh ở đâu, ai sản xuất thì có lợi
    c. Sản xuất cho ai? Có nghĩa là ai sẽ được hưởng những thành quả từ những hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp, Chính phủ, hộ gia đình tạo ra. Như vậy, nội dung của vấn đề kinh tế cơ bản này là xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm; phân phối sản phẩm và lợi nhuận kết hợp với quản lý vĩ mô để điều chỉnh lợi ích cho các thành viên trong xã hội; đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức kinh tế xã hội đó và phát hiện nhu cầu mới trên thị trường.
    1.4. Các mô hình kinh tế
    a. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
    Đặc trưng cơ bản của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đề do Nhà nước quyết định. Trong thực tiễn nền kinh tế hoạt động theo mô hình trên đã bộc lộ những điểm mạnh của nó, đó là: tất cả mọi vấn đề đều do Nhà nước thống nhất tập trung quản lý nên các vấn đề kinh tế lớn được giải quyết dễ dàng hơn; quan hệ giữa con người với nhau bình đẳng; hạn chế phân hóa giàu nghèo, và đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên các quốc gia hoạt động theo mô hình này cũng thấy được những hạn chế của nó: bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, bao cấp; kế hoạch không sát với thực tế; người sản xuất và người tiêu dung không có quyền tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động không cao; chậm đổi mới công nghệ; phân phối mang tính chất bình quân nên không kích thích người lao động nên kinh tế chậm phát triển.
    b. Mô hình kinh tế thị trường
    Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định dưới sự dẫn dắt của bàn tay vô hình. Với đặc trưng cơ bản đó, mô hình này có những ưu điểm chủ yếu là: người sản xuất và người tiêu dung được tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động sáng tạo cao hơn; thường xuyên đổi mới công nghệ và kích thích nâng cao năng suất; khai thác và sử dụng các nguồn lực hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Tuy nhiên, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều khuyết tật: coi lợi nhuận là trên hết nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường; phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng; các nhu cầu công cộng khó được thực hiện; chịu nhiều rủi ro
    c. Mô hình kinh tế hỗn hợp
    Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình kết hợp hài hòa giữa 2 mô hình trên. Mô hình này vừa phát huy được nhân tố khách quan (các quy luạt kinh tế thị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...