Luận Văn Tổng quan về kinh tế học

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 23/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1. Nền kinh tế
    1.1. Các chủ thể nền kinh tế
    a. Người tiêu dùng: là một nhóm người sống cùng nhau như một đơn vị ra quyết định.
    Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng vai trò khác nhau. Ví dụ:
    - Trong thị trường hàng hóa và dịch vụ: hộ gia đình đóng vai trò là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hóa mỗi loại thông qua cầu của họ, biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
    - Trong thị trường yếu tố sản xuất: hộ gia đình là chủ các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu nguồn lực của họ cho các hang kinh doanh.
    b. Doanh nghiệp – người sản xuất: là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức kết hợp chúng lại với nhau nhằm sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ để cung cấp cho các hộ gia đình.
    c. Chính phủ: trong nền kinh tế hỗ hợp, Chính phủ đồng thời là người sản xuất và là người tiêu dùng các hàng hóa hoặc dịch vụ. Thông thường các Chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, quốc phòng Vai trò chủ yếu của Chính phủ có thể thực hiện qua 3 chức năng:
    - Chức năng hiệu quả: cơ chế thị trường có thể dẫn tới một số thất bại, làm giảm hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Để nâng cao hiệu quả, chính phủ có thể đề ra một số đạo luật về chống độc quyền. Một số tác động bên ngoài của thị trường cũng là biểu hiện của tính không hiệu quả. Để hạn chế tác động này, chính phủ đề ra luật lệ điều tiết nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực.
    - Chức năng công bằng: một thị trường dù có hoạt động hiệu quả thì vẫn có thể dẫn tới bất công bằng, đòi hỏi phải có chính sách phân phối lại thu nhập.
    - Chức năng ổn định: chính phủ còn có chức năng kinh tế vĩ mô là duy trì ổn định nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, chính phủ sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô tác động vào nền kinh tế nhằm duy trì, ổn định nền kinh tế.
    d. Người nước ngoài: người nước ngoài vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Người nước ngoài tác động vào nền kinh tế của một nước thông qua việc mua bán hàng hóa dịch vụ, vay mượn, viện trợ, đầu tư nước ngoài. Trong một nước có nền kinh tế thị trường mở thì người nước ngoài có vai trò quan trọng, bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài tác động đáng kể đến quy mô, cơ cấu và thành tựu kinh teese của các quốc gia này.
    1.2. Các yếu tố sản xuất
    Các yếu tố sản xuất là đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, bao gồm:
    - Đất đai hay tổng quát là tài nguyên thiên nhiên, nó bao gồm: diện tích đất nông nghiệp; đất dùng để làm nhà ở; xây dựng nhà máy; làm đường giao thông. Ngoài ra còn bao gồm cả: tài nguyên năng lượng, các tài nguyên phi năng lượng và các nguồn lực cộng đồng khác.
    - Lao động, bao gồm cả thời gian của con người chi phí trong quá trình sản xuất. Lao động là đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất.
    - Vốn, các nguồn vốn hình thành nên các hàng hóa lâu bền của nền kinh tế, được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Tích lũy vốn là một nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
    Ngoài ra, các nhà kinh tế còn cho rằng, trình độ quản lý và công nghệ cũng là một yếu tố của quá trình sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...