Luận Văn Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

    1. Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

    Bảo hiểm phi nhân thọ vẫn đ­ợc sử dụng nh­ một khái niệm tổng hợp mang ý nghĩa hàm chứa tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và các nghiệp vụ bảo hiểm con ng­ời không thuộc bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bệnh tật, ốm đau ). Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Namgiải thích về thuật ngữ bảo hiểm phi nhân thọ nh­sau: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”.



    2.Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

    2.1. Hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm trực tiếp


    Đây là hoạt động cơ bản, là cơ sở cho sự tồn tại của DNBH. Hoạt động này là một quá trình liên hoàn từ khâu cấp đơn cho ng­ời tham gia bảo hiểm, thu phí bảo hiểm, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, giám định tổn thất và giải quyết bồi th­ờng bảo hiểm.

    Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc theo một số nghiệp vụ, từ đó thu đ­ợc phí bảo hiểm, và thực hiện chức năng chính của mình đó là tạo lập quỹ tiền tệ từ sự đóng góp của số đông để bù đắp những thiệt hại và tổn thất cho một số ít cá nhân, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống của ng­ời tham gia bảo hiểm.

    Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc bắt đầu từ việc doanh nghiệp bảo hiểm thông qua mạng l­ới đại lý hay các nhân viên khai thác chào bán các dịch vụ bảo hiểm tới từng đối t­ợng khách hàng có nhu cầu. Khi hai bên đã thống nhất đ­ợc các điều kiện cơ bản để có thể đi tới ký kết hợp đồng bảo hiểm, thì ng­ời có nhu cầu tham gia bảo hiểm sẽ gửi tới doanh nghiệp bảo hiểm một đề nghị hay yêu cầu đ­ợc cung cấp dịch vụ bảo hiểm, trên cơ sở đó, hợp đồng bảo hiểm đ­ợc thiết lập và kí kết. Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng pháp lý thể hiện sự xác lập quyền và nghĩa vụ giữa hai bên: công ty bảo hiểm và ng­ời tham gia bảo hiểm.

    Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải trả tiền cho ng­ời thụ h­ởng bảo hiểm hoặc bồi th­ờng cho ng­ời đ­ợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

    Theo các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (các điều 17, Điều 19 và Điều 20), DNBH có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản sau:

    - Nghĩa vụ bồi th­ờng hoặc trả tiền bảo hiểm kịp thời cho ng­ời đ­ợc bảo hiểm hoặc ng­ời thụ h­ởng. Luật kinh doanh bảo hiểm cũng qui định rõ nêú hai bên trong hợp đồng không có thoả thuận cụ thể về thời hạn này thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi th­ờng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đ­ợc đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi th­ờng (Điều 29).

    - DNBH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, h­ớng dẫn giải thích về mọi thủ tục cần thiết để ng­ời tham gia bảo hiểm lập hồ sơ khiếu nại đòi tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

    - DNBH cũng có những quyền lợi cụ thể t­ơng ứng với trách nhiệm đã nhận, đó là quỳên thu phí bảo hiểm, quyền đề nghị đ­ợc sửa đổi một số điều kiện, điều khoản của hợp đồng, chấm dứt hợp đồng ,nếu công ty bảo hiểm đã thực hiện việc bồi th­ờng thì đ­ợc phép thế quyền ng­ời đ­ợc bảo hiểm để yêu cầu ng­ời thứ ba hoàn lại toàn bộ hoặc một phần số tiền đã bồi th­ờng do lỗi của ng­ời thứ ba đó gây ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...