Báo Cáo Tổng quan về khoáng sắt (Fe)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tổng quan về khoáng sắt (Fe)​
    Information
    Khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh nǎng lượng nhưng giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Các nhà khoa học đã tìm ra gần 60 nguyên tố hóa học trong cơ thể con người. Chất khoáng có bản chất là các chất vô cơ, là các loại nguyên tố cần thiết để cấu tạo nên các tổ chức cơ thể và duy trì các chức năng sinh lý bình thường.
    Con người, trái đất và muôn vật trên trái đất đều được cấu thành từ các nguyên tố hóa học. Con người là kết quả của sự tiến hóa hóa học và sinh vật học của các chất trên bề mặt trái đất, trong quá trình sống lại không ngừng tiến hành quá trình trao đổi chất với cơ sở là các nguyên tố hóa học. Vì vậy, chất và lượng của các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể người gần như có chứa tất cả các nguyên tố tồn tại trong thiên nhiên. Trong đó ngoài một số chất như carbon, hydro, oxy, nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng là chất hữu cơ, các loại nguyên tố khác gọi chung là chất khoáng.
    Khoáng của động vật và thực vật là phần còn lại sau quá trình oxy hóa do nung ở nhiệt độ cao hay do phản ứng hóa học với acid HNO3 hay HCl, phần khoáng còn lại được gọi là tro (Ash). Lượng tro của một người trưởng thành khoảng 2 kg tương đương 4% trọng lượng cơ thể. Khoảng một nửa lượng chất khoáng đó là yếu tố tạo hình của các tổ chức xương và tổ chức mềm, phần còn lại nằm trong các dịch thể.
    Hàm lượng các chất khoáng trong các mô không giống nhau. Xương chứa nhiều chất khoáng nhất còn da và mô mỡ chỉ chiếm dưới 0,7%. Một số chất khoáng nằm trong các liên kết hữu cơ như iot trong tyroxin, sắt trong hemoglobin, còn phần lớn các khoáng chất đều ở dạng muối. Nhiều loại muối này hòa tan trong nước như natri clorua, canxi clorua, nhiều loại khác rất ít tan. Quan trọng nhất là các canxi photphat, magiê photphat của xương.
    --------------------------------------------
    MỤC LỤC
    KHOÁNG
    I. KHÁI NIỆM
    II. PHÂN LOẠI
    II.1 Nguyên tố đa lượng – Macrominerals (Nguyên tố chính)
    II.2 Nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng – Microminerals (Nguyên tố vết)
    III. Ý NGHĨA SINH HỌC CỦA CHẤT KHOÁNG
    IV. VAI TRÒ CHÍNH CỦA CHẤT KHOÁNG
    SẮT
    I. SỰ PHÂN BỐ SẮT
    II. Ý NGHĨA SINH LÍ VÀ SỰ CHUYỂN HÓA
    III. NHU CẦU SỬ DỤNG
    IV. NGUỒN SẮT TRONG THỨC ĂN
    V. NGUỒN CUNG CẤP SẮT
    VI. SỰ HẤP THỤ SẮT
    VII. CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
    IX.1. Trong các điều tra sàng lọc ở cộng đồng
    IX.2. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu Fe
    VIII. PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
    X.1. Bổ sung bằng viên sắt
    X.2. Cải thiện chế độ ǎn
    X.3. Tǎng cường Fe cho một số thức ǎn
    -------------------------------------------------------
    GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt - Trường ĐHBK TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...