Báo Cáo Tổng quan về hoạt động và hiện trạng môi trường tại làng nghề Đa Sỹ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐA SỸLời mở đầu


    Thành phố Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64 ha. Gồm 15 đơn vị hành chính (8 xã và 7 phường). Dân số năm 2006 có 179.302 người, trong đó dân số nội thị 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn 90.594 người chiếm 50,53%, mật độ dân số 3.772 người/km2.
    Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
    Phía Nam giáp huyện Thanh Oai – tỉnh Hà Tây
    Phía Đông giáp huyện Thanh Trì – Hà Nội
    Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai – tỉnh Hà Tây.
    Là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi độ thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.


    Thành phố Hà Đông nằm liền kề và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy rằng thành phố có mối liên hệ phát triển không chỉ về mặt giao thông, cơ sở hạ tầng mà còn cả về mặt kinh tế xã hội.
    Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ thành phố Hà Đông cùng các chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan tỏa ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.


    - Địa hình, địa mạo.
    Hà Đông nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng của tỉnh Hà Tây nên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao nằm trong khoảng 3,5m – 6,8m.
    Địa hình thành phố chia ra làm 3 khu vực chính:
    + Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ
    + Khu vực Bắc sông La Khê
    + Khu vực Nam sông La Khê
    Với đặc điểm địa hình bằng phẳng thành phố Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ tăng năng suất. Tuy vậy cũng cần củng cố hệ thống kênh mương để chủ động trong việc tưới và tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất.


    - Khí hậu.
    Thành phố nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng của tỉnh Hà Tây với các đặc điểm như sau:
    + Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700mm-1800mm.
    + Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1-23,30C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 230C có tháng nóng nhất là tháng 7.
    + Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80-81%).
    + Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của thành phố là 1617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp – hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ Hè.
    + Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.


    Đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho thành phố phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như rau cao cấp – súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại
     
Đang tải...