Chuyên Đề Tổng quan về hoạt động quản lý nhà nước (phần hoạt động tại địa phương) về sở hữu công nghiệp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (PHẦN HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG) VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NĂM 2009


    1. Kết quả hoạt động 2009 ở địa phương[1]
    1.1. Tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
    1.1.1 Tổ chức bộ máy:
    Nhìn chung trên cả nước, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp năm 2009 tương đối ổn định, không có nhiều thay đổi so với năm 2008. Hầu hết tại các Sở Khoa học và Công nghệ (53/63 Sở trong cả nước) đơn vị thực hiện chức năng quản lý sở hữu công nghiệp được ghép với đơn vị thực hiện chức năng quản lý các lĩnh vực khác, phổ biến là ghép với quản lý công nghệ hoặc với quản lý thông tin, một vài nơi ghép với quản lý về an toàn bức xạ.
    Trong năm 2009, bên cạnh 6 Sở Khoa học và Công nghệ (An Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc) đã có thêm 04 Sở Khoa học và Công nghệ (Bạc Liêu, Bình Dương, Đồng Nai và Thừa Thiên – Huế) có bộ phận độc lập chuyên trách quản lý về sở hữu công nghiệp (Phòng Sở hữu trí tuệ), đưa con số này của cả nước lên 10/63.
    1.1.2 Nhân lực:
    Hầu hết các Sở Khoa học và Công nghệ đã bố trí cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, cả chuyên trách và kiêm nhiệm. Cả nước có 70 cán bộ chuyên trách trong tổng số 146 cán bộ làm công tác quản lý sở hữu công nghiệp, tạo chuyển biến về cơ cấu cán bộ sở hữu trí tuệ sự theo hướng chuyên môn hóa (so với con số 62/117 của năm 2008). Đa số các cán bộ này đều đã qua các khóa đào tạo, các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, và vẫn có nhu cầu được tiếp tục đào tạo về sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước. Năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức 1 khóa (5 ngày) tập huấn nghiệp vụ thường niên dành riêng cho 35 cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ của 21 Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố.
    Vẫn tồn tại thực trạng là lãnh đạo cấp Sở, cấp phòng và chuyên viên phụ trách về sở hữu trí tuệ bị luân chuyển, vì vậy đã có những tác động không nhỏ đến khả năng tham mưu tư vấn về hoạt động SHTT tại địa phương.
    1.2. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chính sách, biện pháp quản lý sở hữu công nghiệp
    Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 15 tỉnh/thành phố ban hành 17 văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, biện pháp quản lý sở hữu công nghiệp (Quy định quản lý về chỉ dẫn địa lý thuộc tỉnh Phú Thọ; Quy định về quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm; Quyết định quản lý một số hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Nghị quyết Ban hành Chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định Về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chương trình hành động về hợp tác và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tỉnh Bình Dương)
    1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ
    Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ là một trong các hoạt động chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Bên cạnh một số địa phương không có hoạt động, nhiều địa phương thực hiện tốt hoạt động này, trong đó phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Khánh Hòa, Nam Định, Cần Thơ. Tiêu biểu là Thành phố Hồ Chí Minh đã có 26 cuộc hội thảo về sở hữu trí tuệ (chiếm 65% cả nước), tại Nam Định đã có 18 lượt tuyên truyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện truyền thông.
    Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức được thực hiện dưới nhiều hình thức: tập huấn, hội thảo, hội nghị, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, website ). Tuy nhiên, một số lớp tập huấn, hội thảo do địa phương tổ chức với nội dung tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật SHTT cơ bản và dàn trải; đối tượng tham dự không được chọn lọc theo nhu cầu cập nhật thông tin thiết thực, nên hiệu quả không cao. Một vài Sở thống nhất ý kiến đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ làm trung gian điều phối và phối hợp tổ chức hoạt động này ở phạm vi liên tỉnh liền kề nhằm giảm tải, hoặc lập chương trình liên kết các lớp cho Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo của Cục để hỗ trợ phần nào khó khăn trong việc mời Báo cáo viên và chuẩn bị nội dung chọn lọc theo “hướng đối tượng” để tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo của các địa phương có hiệu quả.
    Theo thống kê tại các địa phương có 40 cuộc Hội thảo, 71 lượt tuyên truyền, phổ biến kiến thức và 50 đợt tập huấn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ.
    1.4. Công tác hướng dẫn xác lập, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
    Nhìn chung, công tác hướng dẫn các tổ chức, cá nhân địa phương xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động thường xuyên của hầu hết các Sở Khoa học và Công nghệ. Đối tượng sở hữu công nghiệp chính của hoạt động này là nhãn hiệu, ngoài ra còn có kiểu dáng công nghiệp, sáng chế.
    Các địa phương đã khai thác các kho thông tin về sở hữu công nghiệp do Cục SHTT cung cấp để phục vụ công tác này.
    1.5. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
    Nỗ lực đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái tiếp tục được thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương, tính tổng số trên cả nước, về nhãn hiệu có 1654 vụ đã xử lý và tổng số tiền phạt là 2.853.650.000 đồng; về kiểu dáng công nghiệp có 153 vụ, 2024 sản phẩm bị xử lý và tổng số tiền phạt là 796.900.000 đồng; về sáng chế/giải pháp hữu ích có 02 vụ đã xử lý; về cạnh tranh không lành mạnh có 76 vụ đã xử lý và tổng số tiền phạt là 361.500.000 đồng; về chỉ dẫn địa lý có 26 vụ đã xử lý và tổng số tiền phạt là 32.500.000 đồng; về quyền tác giả/quyền liên quan có 921 vụ đã xử lý và tổng số tiền phạt là 613.250.000 đồng;
    Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Hà Nam, Đồng Nai là những địa phương dẫn đầu về các vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
    Về nhãn hiệu: tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý 90 vụ, xử phạt 463,5 triệu đồng; tại Hải Phòng đã xử lý 406 vụ, xử phạt 226,35 triệu đồng; tại Bình Dương đã xử lý 37 vụ, xử phạt 606,5 triệu đồng; và tại Hà Nam đã xử lý 779 vụ, xử phạt 208 triệu đồng

    [HR][/HR][1] Số liệu tính đến tháng 6 năm 2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...