Chuyên Đề Tổng quan về hoạt động nhận dạng rủi ro tín dụng.

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng.

     Đối với người cho vay, rủi ro tín dụng thể hiện khả năng tổn thất do người đi vay không hoàn trả đúng hạn số tiền vay hoặc lãi vay theo thỏa thuận.

     Đối với người đầu tư vào chứng khoán nợ, rủi ro tín dụng thể hiện khả năng tổn thất do người phát hành (hoặc người bảo lãnh) chứng khoán nợ mất một phần hoặc toàn bộ khả năng thanh toán lãi hoặc gốc khi chứng khoán đến hạn thanh toán.

    1.2 Một số phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng.

     Sử dụng bảng liệt kê (check-list) và biến thể.

     Phân tích báo cáo tài chính.

     Sử dụng lưu đồ (Flow-Chart).

     Giao tiếp trong nội bộ tổ chức.

     Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp.

     Phân tích hợp đồng.

     Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ.

     Phân tích hiểm họa (Hazard Analysis).


    II) Tìm hiểu về các phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng.

    2.1 Phân tích báo cáo tài chính.

    Trong các phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phổ biến nhất mà nhà đầu tư, hoặc người cho vay có thể tiếp cận để ra quyết định đầu tư/cho vay của mình. Phương pháp này áp dụng cho những nhà đầu tư có ý định đầu tư vào các doanh nghiệp với bất kì hình thức nào, mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, góp vốn, v.v trước khi ra những quyết định đầu tư đều cần xem xét đến.

    Một báo cáo tài chính doanh nghiệp cho ta thấy trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một tổ chức, thông qua đó, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức, các hoạt động của tổ chức đó.

    Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tư.

     Đối tượng sử dụng phương pháp: có thể là nhà đầu tư vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích. Ngòai ra đó còn là các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng.

     Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty, từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của một công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...