Luận Văn Tổng quan về hệ thống đo và điều chỉnh tốc độ của động cơ điện

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO VÀ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN




    ​1

    MỤC LỤC

    TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ

    PHẦN THỨ NHẤT: ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN Trang
    I. Khái niệm chung về việc đo tốc độ động cơ 2
    1. Mô tả dụng cụ do tốc độ 3
    2. Nguyên lý làm việc của thiết bị 3
    3. Hệ thống đo lường 4
    3.1. Hệ thống đo lường dạng tương tự 4
    3.2. Hệ thống đo lường dạng số 5
    II. Phân tích chức năng của từng khối trong hệ thống 6
    2.1. Cảm biến đo tốc độ 6
    2.1.1. Cảm biến đo tốc độ quay các loại điện từ 6
    a. Tốc độ kế điện từ loại điều chỉnh 6
    b. Cảm biến điện từ loại AC 7
    2.1.2. Cảm biến đo tốc độ loại xung số 8
    a. Cảm biến từ trở thay đổi 9
    b. Cảm biến tốc độ loại quang học 9
    PHẦN THỨ HAI: ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
    A. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐIỆN 11
    B. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN 12
    I. Những chỉ tiêu của hệ điều chỉnh tốc độ với động cơ điện 12
    1.1. Phương pháp điều chỉnh tốc độ đối với động cơ điện một chiều 13
    1.1.1. Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều 13
    2.1. Động cơ điện một chiều kích thích song song hoặc kích thích độc lập 14
    a. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông 14
    b. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ trên mạch phần ứng 15
    c. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện áp 16
    2.2. Động cơ điện một chiều kích thích nối tiếp 17
    a. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi từ thông 17
    b. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ trên mạch phần ứng 18
    c. Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng thay đổi điện áp 18
    3.1. Điều chỉnh tốc độ động cơ đối với động cơ kích từ hỗn hợp 18
    1. Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi tần số 19
    1.1. Điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp thay đổi số đôi cực 20
    1.2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp cung cấp cho stato 21
    1.3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở mạch roto của động
    cơ roto dây quấn 21
    III. Điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ 21
    C. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ BIẾN ĐỔI 22
    I. Hệ thông điều khiển 22
    II. Bộ biến đổi 22
    1. Các bộ biến đổi không liên tục 23
    2. Các bộ biến đổi liên tục 23



    PHẦN THỨ NHẤT: ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN
    I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VIỆC ĐO TỐC ĐỘ
    Tốc độ của động cơ có thứ nguyên là số vòng/1 phút nó là một đại lượng vật lý không mang đặc trưng của đại lượng điện vậy để do được tốc độ quay của mọi động cơ nói chung cũng như động cơ điện nói riêng người ta phải biến đổi nó ra một đại lượng khác để phù hợp và tiện lợi đồng thời đáp ứng được cáp chính xác theo yêu cầu của công việc.
    Trong quá khứ việc ứng dụng của cơ học và quang học đã giúp ích cho kỹ thuật đo lường. Hiện tại và tương lai với tốc độ phát triển ngày một hoàn thiện hơn của ngành điện kể cả về lý thuyết và những công nghệ cao trong kỹ thuật điện tử thì điện tử đã góp rất nhiều trong sự phát triển cho thiết bị đo lường. Các đại lượng điện và không điện được cảm biến đo lường chuyển đổi sang tín hiệu điện. Các tín hiệu này được các mạch điện tử chế biến cho phù hợp với mạch đo, mạch thu thập dữ liệu đo lường.
    Những ưu điểm của mạch điện tử
    - Độ nhạy thích hợp.
    - Tiêu thụ năng lượng thấp.
    - Tốc độ đáp ứng nhanh.
    - Dễ tương thích truyền đi xa.
    - Độ tin cậy cao.
    - Độ linh hoạt cao dễ thích nghi với các vấn đề đo lường.
    Trước khi xét về hệ thống đo lường điện tử ta đề cập đến một tốc độ kế đơn giản.




     
Đang tải...