Tiểu Luận Tổng quan về hàn the

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tổng quan về hàn the​

    Information

    Hàn the là một hợp chất hoá học của nguyên tố B (Bo) với Natri và

    ôxy, là muối của acid boric (H3Bo3) có tên thương mại theo tiếng Anh là

    Sodium tetraborate, Sodium pyroborate, Sodium beborate . hay gọi ngắn

    gọn là borat. Tên gọi theo Hán Việt là Băng Sa, Bồng Sa, Nguyên

    Thạch, tên hoá học đầy đủ là Natri tetraborate ngậm 10 phân tử nước với

    công thức hoá học là Na2B4O7.10H2O.

    Borax có trong thiên nhiên và thường được tìm thấy ở đáy các hồ

    nước mặn (salt lakes) sau khi các hồ này bị khô ráo.


    1. Tính chất vật lý:

    Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục,

    không mùi, không vị, ít tan trong nước nguội nhưng tan nhiều trong nước

    nóng, tan trong glyxerin và không tan trong cồn 90o

    . Khi tan trong nước

    nóng sẽ tạo ra acid Boric (H3BO3) và chất kiềm mạnh Natri hydrocid

    (NaOH) theo phản ứng sau:

    Na2B4O7 + 7H2O = H3BO3 + NaOH


    Công thức phân tử Na2O4 B7.10 H2O

    Phân tử gam 381,37 g/mol

    Tỷ trọng và pha 1,73 g/cm3, rắn

    Độ hòa tan trong nước 5,1 g/100 ml nước (20°C)

    Điểm nóng chảy 75°C (348 K)

    Điểm sôi 320°C (593 K)


    2. Nguồn khai thác:

    Borax có trong thiên nhiên và thường được tìm thấy ở đáy các

    hồ nước mặn (salt lakes) sau khi các hồ này bị khô ráo.

    Hàn the có thể được sản xuất từ hai nguồn khác nhau

     Khai thác và tinh chế từ quặng:

    - Borac (chứa chủ yếu muối Na2B4O7. 10H2O)

    - Kecnit (chứa muối Na2B4O7. 4H2O + H3BO3)

    - Colemanit (chứa muối Ca2B6O11.5H2O)

    - Idecnit (chứa muối Mg2B6O11. 13H2O)

    Kết quả thu được sản phẩm hàn the có độ tinh khiết từ 95-97%.

     Điều chế trong sản xuất công nghiệp từ các khoáng poly borate

    (hỗn hợp của Colemanit và Idecnit).

    3. Cơ chế tác dụng:

    Đó là nguyên tố Bo với 2 nguyên tố khác là Natri và Oxy, ở dạng

    tinh thể hoặc dạng bột màu trắng, không mùi, không vị. Khi vào cơ thể

    hàn the tác dụng với acid của dịch vị dạ dày tạo thành acid boric

    Boric acid thường ở dạng bột màu trắng giống như muối ăn, boric

    acid có một tính chất là "antioxidant" chống oxy hóa.

    - Trong sản xuất chế biến thực phẩm: Người ta dựa vào tính chất

    thuỷ phân của hàn the tạo acid boric, nhằm hai mục đích:

    + Hạn chế, chống sự lên men, sự sinh sôi của nấm mốc đối với thực

    phẩm là protid, sữa, tinh bột, gạo, đậu, khoai, ngô . làm kìm sự phát

    triển của vi khuẩn do đó thực phẩm lâu bị hỏng. Ngoài ra, do khả năng

    làm giảm tốc độ khử ô xy của các sắc tố Myoglobine trong các sợi cơ

    của thịt nạc nên người ta dùng nó để bảo quản, duy trì màu sắc tươi ngon

    của thịt cá.

    + Do acid boric có tác dụng làm cứng các mạch peptid từ đó khả năng

    protein bị phân huỷ thành các acid amin chậm đi, cũng như làm cứng các

    mạch amiloza do các gốc glucoza gắn với nhau, do đó khả năng amiloza

    bị phân thành các glucoza chậm lại.

    Do tác dụng như vậy nên thực phẩm kể cả thịt cá cũng như các loại bột

    sẽ dẻo dai, cứng, không bị nhão.


    II. Mục đích đưa vào thực phẩm:

    Do không mùi, không vị, có tác dụng kìm khuẩn nhẹ và khi có

    mặt trong thực phẩm hàn the tăng cường liên kết cấu trúc mạng của tinh

    bột và protein, làm giảm độ bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm

    được chế biến từ bột ngũ cốc hoặc từ thịt gia súc, gia cầm, cải thiện trạng

    thái cảm quan của sản phẩm, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng;

    mặt khác còn giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn và duy trì màu sắc

    thịt tươi hơn nên từ năm 1920 đến 1953 các nước công nghiệp đã cho

    phép sử dụng borax và acid boric làm chất bảo quản trong thực phẩm

    (sữa, thịt, .) với nồng độ 0,2-0,5%. Sau những năm 1960 các nhà khoa

    học của Anh, Pháp, Đức, Hà Lan . phát hiện thấy Bo tích lũy nhiều

    trong cơ thể và đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố độc tính của

    Bo. Sau năm 1990 rất nhiều nước đã cấm tuyệt đối sử dụng hàn the trong

    chế biến thực phẩm (EU, Canada, Mỹ, Nhật, Anh, Việt Nam .).
     
Đang tải...